5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Nhóm nhân tố về tài nguyên
3.4.2.1 Tài nguyên thiên nhiên (1) Tài nguyên rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10,8 nghìn ha, rừng phòng hộ là 6,6 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,4 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vƣờn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ nhƣ cầy mực, sóc bay, vƣợn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nƣớc, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.
Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo rừng là một trong những nhiệm vụ cần đƣợc quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong việc duy trì, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
(2) Tài nguyên khoáng sản
Theo đánh giá sơ bộ tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc có thể phân thành các nhóm sau:
+ Nhóm khoáng sản nhiên liệu + Nhóm khoáng sản kim loại + Nhóm khoáng sản phi kim loại: + Nhóm vật liệu xây dựng:
Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thƣơng mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại nhƣ: đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lƣợng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế. Đây là một trong những điểm yếu của tỉnh trong việc thu hút dòng vốn FDI vào CNHT.
3.4.2.2. Dân số và nguồn nhân lực (1) Quy mô dân số:
Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 có khoảng 1212.2 ngàn ngƣời. Trong đó: dân số nam khoảng 497 ngàn ngƣời, dân số nữ khoảng 715.2 ngàn ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây khá cao, năm 2008 là 14.92‰, năm 2009 là 14.13‰, năm 2010 là 14,1‰, năm 2012 là 9.32‰. Trong những năm gần đây, mặc dù có sự phát triển kinh tế xã hội khá nhanh, của công nghiệp và dịch vụ kéo theo đó là cơ hội việc làm mới, nhƣng tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể. Điều này cho thấy công tác giải quyết việc làm của tỉnh là rất tích cực.
Bảng 3.3: Phát triển dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005- 2012
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2008 2009 2010 2011 2012 Dân số trung bình 103 ng. 974,9 995,2 1003,0 1010,4 1103.6 1213.2 1 Tỷ lệ tăng tự nhiên ‰ 12,05 14,92 14,13 14,1 9.22 9.32 2 Dân số lao động trong độ tuổi 10 3 ng. 650 688 703 718 735 775
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2012
Trong 5 năm 2007-2012, tỷ lệ đô thị hoá diễn ra tƣơng đối nhanh, tỷ trọng dân số đô thị đã tăng thêm 8.3%, từ 16.7% năm 2007 lên 22.4% năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ này vào khoảng 25%. Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn còn thấp so với mức bình quân cả nƣớc khoảng 28.1% (năm 2012).
Bảng 3.4: Cơ cấu dân số của tỉnh giai đoạn 2007 - 2012
Đơn vị tính: %
TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1 Dân số đô thị 16,7 18,0 19,5 21,0 22,4 25,0
2 Dân số nông thôn 83,3 82,0 80,5 79,0 77,6 75,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012; Tư liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Quy mô dân số ở mức trung bình, dân số của tỉnh tƣơng đối trẻ. Theo số liệu báo cáo năm 2012, quy mô dân số ở mức 1 triệu ngƣời; lực lƣợng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm tới 70% dân số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Có thể nói chất lƣợng dân số ngày càng đƣợc cải thiện đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015 và năm 2020.
(2) Nguồn nhân lực cho phát triển
Theo số liệu dân số ở trên, lực lƣợng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao trên 70% vào năm 2009.
Bảng 3.5: Hiện trạng nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh giai đoạn 2000 - 2012
TT Ngành Đơn vị 2000 2005 2010 2012
1 Nguồn lao động 103 ng. 567 675 737 758
2 Dân số trong độ tuổi lao động 103 ng. 542,3 650 718 775 3 Số lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế 10
3
ng. 493,4 569 625 726
4 Cơ cấu sử dụng lao động % 100,0 100,0 100,0 100,0
4.1 Nông, lâm, ngƣ nghiệp % 85,7 59,2 46,4 43,2
4.2 Công nghiệp và xây dựng % 6,5 16,6 25,5 30,5
4.3 Dịch vụ % 7,8 24,2 28,1 26,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012; Tư liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Về chất lƣợng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36.4% lực lƣợng lao động năm 2007, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt 14.76%. Năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể đạt 56.8%.
Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, và trong khu vực kinh tế nhà nƣớc và trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lƣợng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bƣớc vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, đặc biệt là phát triển công nghiệp, việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng.