Các bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

1.4.3. Các bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc

Kinh nghiệm từ các nƣớc trong khu vực trong việc huy động FDI vào phát triển CNHT là một căn cứ quan trọng giúp hoạch định chính sách của Việt Nam, tuy không thực sự đầy đủ và áp dụng đƣợc hoàn toàn do sự khác nhau về bối cảnh và đặc điểm của từng đất nƣớc nhƣng có thể rút ra đƣợc một số bài học sau đây:

(1) Cơ quan đầu mối: Cả ở Thái Lan và Malaysia đều có các cơ quan với

bộ phận chuyên trách thực hiện quản lý Nhà nƣớc về CNHT, các cơ quan trên có thẩm quyền xây dựng và sửa đổi danh mục sản phẩm CNHT ƣu tiên, xét duyệt các ƣu đãi cũng nhƣ thực hiện các dịch vụ công đi kèm. Cơ quan thực thi khá minh bạch và dễ dàng tiếp cận từ phía nhà đầu tƣ, trong đó cả 2 nƣớc đã xây dựng các chƣơng trình phát triển khá bài bản và hiệu quả, làm cơ sở cho CNHT phát triển.

(2) Tạo thị trường cho công nghiệp ô tô: Công nghiệp ô tô là một trong

các yếu tố căn bản để đạt mục tiêu công nghiệp hóa của quốc gia. Nếu Chính phủ không có các chính sách phù hợp đáp ứng lộ trình giảm thuế hoàn toàn đến năm 2018, các doanh nghiệp lắp ráp FDI sẽ rút lui sản xuất khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn sắp tới. Nhƣ vậy, thị trƣờng tiềm năng lớn nhất cho các ngành CNHT cũng mất, việc thu hút đầu tƣ vào các ngành công nghiệp chế tạo có thể bế tắc. Các kiến nghị của Vĩnh Phúc bƣớc đầu cần tập trung với mục tiêu tạo dung lƣợng thị trƣờng đủ cho “dòng xe chiến lƣợc”, khi đó các doanh nghiệp lắp ráp sẽ tập trung nhu cầu tiêu thụ và sản xuất, thúc đẩy thu hút đầu tƣ vào sản xuất linh kiện phụ tùng cho ô tô.

(3) Chính sách Ưu đãi khi thu hút FDI: Nhà nƣớc có quy định rõ ràng về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có những ƣu đãi vƣợt trội, cụ thể, rõ ràng so với các lĩnh vực khác để thu hút nguồn lực xây dựng CNHT. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tƣ vào CNHT tập trung vào các hỗ trợ cụ thể trên các mặt: ƣu đãi thuế khi đầu tƣ mới, hỗ trợ bên cạnh yếu tố thị trƣờng nhƣ tài chính, kết nối DN. Hầu hết các nhà đầu tƣ FDI xem xét cơ hội đầu tƣ tại các nƣớc đều đặt vấn đề minh bạch các ƣu đãi, hỗ trợ bên cạnh các yếu tố thị trƣờng. Các chính sách hiện tại cho CNHT của Việt Nam đều đƣợc doanh nghiệp đánh giá là quá chung chung và không rõ ràng các ƣu đãi, không hấp dẫn đầu tƣ. Nếu không có các động thái cấp vĩ mô kịp thời, Việt Nam sẽ lại một lần nữa bỏ qua thời cơ hiện nay, khi các nhà đầu tƣ Nhật Bản, các nhà đầu tƣ Nhật Bản ở Thái Lan sau các thiên tai vừa qua đang tìm kiếm địa điểm đầu tƣ mới an toàn. Các DN lắp rấp lớn cũng nhận đƣợc hỗ trợ trong quá trình đào tạo và hỗ trợ huấn luyện. Có chính sách khuyến khích đầu tƣ vào các mục tiêu: các KCN tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực kinh tế khó khăn…Các kiến nghị của Vĩnh Phúc với Chính phủ cần tập trung vào các ƣu đãi cho doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng, nhất là trong các ngành công nghiệp.

(4) Thúc đẩy liên kết giữa các DN: Nhƣ tất cả các quốc gia khác trong khu vực, DN có vốn FDI chuyên sản xuất linh kiện đƣợc dự báo là lực lƣợng sản xuất CNHT chính trong thời gian trƣớc mắt ở Việt Nam. Vì vậy, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nội địa và các FDI sản xuất linh kiện đặc biệt quan trọng. Trong khoảng 10 năm tới bên cạnh mục tiêu cung ứng cho hệ thống doanh nghiệp FDI này, từng bƣớc tham gia vào việc lắp ráp các cụm linh kiện chi tiết có giá trị, dần dần học hỏi để chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

(5) Xác định rõ các sản phẩm CNHT được khuyến khích phát triển: Việt

Nam cần có những mặt hàng ƣu tiên cụ thể để có thể tập trung nguồn lực cũng nhƣ định hƣớng, hấp dẫn doanh nghiệp đầu tƣ. Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích mua linh kiện tại nội địa là hết sức hữu hiệu. Theo kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực, trong điều kiện hiện nay có thể áp dụng việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giảm thuế cho các doanh nghiệp lắp ráp có tỉ lệ mua hàng trong nƣớc cao, hỗ trợ ƣu đãi các doanh nghiệp FDI sản xuất những phần linh kiện mà Việt Nam chƣa tự thực hiện đƣợc, ƣu đãi các doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn đa quốc gia về đất đai, hạ tầng, thuế….

(6) Thu hút và phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ trong CNHT: Theo kinh nghiệm của các quốc gia Thái Lan và Malaysia, CNHT hầu

hết do hệ thống DNVVN đảm nghiệm, đây là khu vực có khả năng tạo nhiều việc làm, làm nền tảng sáng tạo của quốc gia. Đặc biệt phát triển hệ thống DNVVN là một trong các biện pháp hữu hiệu đối phó với khủng hoảng kinh tế, là đối tƣợng để cân bằng với các tập đoàn kinh tế khổng lồ hay bị tác động nhanh và mạnh nhất của các khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

(7) Phát triển các Khu CNHT: Khu CNHT là một mô hình rất phổ biến

và thành công ở các quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan. Việc thu hút các doanh nghiệp FDI vào các khu CNHT này có tính hệ thống và liên kết cao, phục vụ xuất khẩu.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ thế nào? - Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành CNHT tỉnh Vĩnh Phúc?

- Những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Công nghiệp hỗ trợ?

- Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút FDI vào ngành CNHT tỉnh Vĩnh Phúc?

- Giải pháp nào nhằm tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Nguồn thông tin thứ cấp:

Những vấn đề lý luận đã đƣợc đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành; các số liệu thống kê đƣợc lấy chủ yếu từ các báo cáo, tổng kết của tỉnh Vĩnh Phúc và của Sở kế hoạch & Đầu tƣ tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm. Ngoài ra, đề tài tham khảo thêm một số thông tin, số liệu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng: Báo chí, thời báo kinh tế, các trang web có liên quan…

Nguồn thông tin sơ cấp:

Phỏng vấn sâu: Đối tƣợng phỏng vấn là chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn trong doanh nghiệp và một số nhà quản lý liên quan đến chính sách phát triển và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành CNHT.

Tác giả thiết kế bảng hỏi, sau đó xin ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia để hoàn thiện. Bảng hỏi đƣợc phỏng vấn thử và hoàn thiện trƣớc khi triển khai khảo sát.

+ Địa điểm nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc. Toàn tỉnh có thành phố Vĩnh Yên và 08 huyện.

+ Mẫu: ngẫu nhiên, số lƣợng 30 mẫu. Để đảm bảo tính đại diện đề tài chọn nghiên cứu một số địa bàn đƣợc phân bổ nhƣ sau: Thành phố Vĩnh Yên 5 mẫu, thị xã Phúc Yên 10 mẫu và huyện Bình Xuyên 15 mẫu do ở đây tập trung nhiều các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vốn FDI vào tỉnh.

Theo báo cáo qua các năm của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Vĩnh Phúc thì tổng số dự án thu hút FDI vào ngành CNHT của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 là 42 dự án trong đó số dự án đầu tƣ vào FDI là 21 dự án, số vốn đăng ký là 314,8 triệu USD tăng 3,5 lần về số dự án và tăng 206% về vốn đăng ký so với năm 2012.

+ Đối tƣợng nghiên cứu: là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Công nghiệp hỗ trợ. Dựa trên số liệu đƣợc cung cấp từ các cơ quan liên quan, từ báo cáo tổng hợp của Sở kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Vĩnh Phúc để xác định đƣợc chính xác nguồn vốn thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Công nghiệp hỗ trợ. Qua đó thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Công nghiệp hỗ trợ đối với tỉnh Vĩnh Phúc để xác định hƣớng đi đúng đạt đƣợc hiệu quả, mục tiêu đã đề ra.

2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích SWOT là thực hiện một bản liệt kê tất cả các đặc trƣng mạnh và yếu (bên trong) có thể có của một đối tƣợng liên quan. Xa hơn, SWOT nhằm vào một cái nhìn tổng thể tất cả các mối đe dọa và cơ hội có thể có (bên ngoài) trong tất cả các lĩnh vực thực tế xung quanh có cùng đối tƣợng.

Trong đề tài này, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích SWOT để đánh giá các lợi thế, bất lợi của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhƣ các điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh ảnh hƣởng tới hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc.

Phân tích các yếu tố

Môi trƣởng bên trong Điểm mạnh Điểm yếu

Môi trƣờng bên ngoài Cơ hội Các nguy cơ, thách thức

Nghiên cứu môi trƣờng bên trong:

+ Điểm mạnh: Tập trung nghiên cứu, phân tích một số yếu tố sau:

- Là tỉnh tập trung nhiều nhà máy lắp ráp ô tô, xe máy.

- Đã hình thành nền móng cơ bản để phát triển CNHT trong lĩnh vực ô tô, xe máy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đƣợc các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc biết đến là tỉnh có môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn.

+ Điểm yếu:

- Phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Chất lƣợng cơ sở hạ tầng bên ngoài và trong khu công nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đặc biệt là các SMEs.

- Thiếu lao động có trình độ tay nghề cao, lao động có kỹ năng giỏi, thiếu nhà quản lý có kinh nghiệm.

- Dịch vụ hỗ trợ sau đầu tƣ chƣa hoàn thiện.

Nghiên cứu môi trƣờng bên ngoài:

+ Cơ hội:

- Làn sóng đầu tƣ ra nƣớc ngoài mạnh mẽ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài đặc biệt là SMEs Nhật Bản.

- Bất ổn chính trị và lụt lội ở Thái Lan khiến các nhà đầu tƣ muốn chuyển dịch đầu tƣ sang các nƣớc khác trong đó có Việt Nam

- Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á năng động và Vĩnh Phúc cũng thuộc khu vực phát triển năng động ở phía Bắc Việt Nam

+ Thách thức:

- Cạnh tranh từ các nƣớc trong khu vực.

- Cạnh tranh thu hút FDI vào CNHT từ các tỉnh lân cận.

- Suy thoài kinh tế toàn cầu làm chậm tiến độ triển khai của các dự án đã đăng ký.

- Định hƣớng, chính sách phát triển công nghiệp ô tô tại Việt Nam không rõ ràng.

2.3. Chỉ tiêu phân tích

Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Số vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngành công nghiệp hỗ trợ (triệu USD).

- Số vốn bình quân một dự án đầu nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ (triệu USD).

- Cơ cấu vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ phân theo ngành (%).

- Cơ cấu vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ phân theo đối tác đầu tƣ (%).

- Cơ cấu vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ phân theo hình thức đầu tƣ (%).

- Tỷ lệ nội địa hóa (%).

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CNHT TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc và thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc

a. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ1, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao

1

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Quảng Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra 01/4/2009) là 1.003,0 ngàn ngƣời, năm 2010 là 1.010,4 nghìn ngƣời, mật độ dân số 820 ngƣời/km2

.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đƣa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội...

Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi và khó khăn nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội:

- Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thƣơng hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật... nhƣng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía.

– Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang đƣợc đầu tƣ hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nƣớc và quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)