Phát triển công nghiệp ôtô và điện tử ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 91 - 106)

Xe máy và ô tô Điện tử

Định hƣớng

Đến 2018: CNHT cho xe máy và ô tô trong nội địa

Sau 2018: linh kiện xe máy và ô tô xuất khẩu

Đến 2020: linh kiện cho lắp ráp điện tử xuất khẩu

Sau 2020: linh kiện điện tử xuất khẩu

Điều kiện “Dòng xe chiến lƣợc” cho ngành ô tơ Việt Nam

Dịng đầu tƣ vào ngành điện tử Việt Nam đƣợc duy trì Đối tƣợng chính FDI DDI FDI Quy mô doanh (1) FDI lớn (2) FDI nhỏ và vừa (1) FDI lớn (2) FDI nhỏ và vừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp (3) DDI nhỏ và vừa

Quốc gia chính kêu gọi đầu tƣ

(1) Nhật Bản, Đài Loan

(2) Công ty Nhật Bản tại Thái Lan, Indonesia

(3) Châu Âu, Hoa Kỳ

(1) Hàn Quốc, Nhật Bản (2) Công ty Nhật Bản tại Thái Lan, Malaysia

(3) Công ty Nhật Bản tại Trung Quốc

Các định hƣớng trên có thể đƣợc thực hiện khi các vấn đề sau đƣợc bảo đảm:

Chính sách vĩ mơ. Phát triển thu hút đầu tƣ CNHT vào ngành ô tô phụ

thuộc lớn nhất vào quy mô sản xuất của thị trƣờng tiêu thụ nội địa. Điều kiện tối thiểu để phát triển CNHT cho các ngành này là công nghiệp ô tơ cần có một “dịng xe chiến lƣợc” để gia tăng sản lƣợng, Chính phủ đang xem xét việc này. Nếu điều kiện này đƣợc thực hiện, xu hƣớng và cơ hội lớn nhất cho Vĩnh Phúc trong thu hút đầu tƣ vào CNHT đến năm 2020 sẽ là cho ngành xe máy và ô tô. Bên cạnh đó, các ƣu đãi cho phát triển CNHT đang đƣợc Chính phủ xem xét và cải thiện trong thời gian tới. Các chính sách nếu đƣợc thực hiện sẽ là nền tảng quan trọng để thu hút đầu tƣ CNHT vào Việt Nam.

Các nguồn lực của Vĩnh Phúc. Để định hƣớng phát triển CNHT vào Vĩnh Phúc khả thi, các nội dung liên quan đến cải thiện nguồn lực của tỉnh cần đƣợc khẩn trƣơng thực hiện: (1) Kết nối với doanh nghiệp FDI hiện hữu và công ty mẹ - công ty thành viên của họ trong khu vực; (2) Cải thiện chất lƣợng lao động với định hƣớng rõ nét cho các lĩnh vực, quốc gia kể trên; (3) Thiết lập và phát triển mạnh dịch vụ hỗ trợ giải quyết hữu hiệu các vấn đề doanh nghiệp trên địa bàn; (4) Cải thiện nhanh và triệt để hạ tầng ngoài KCN và trong các KCN; (5) Gia tăng đề xuất của tỉnh đối với Chính phủ trong cải thiện chính sách vĩ mơ, nhƣ là một cam kết đối với nhà đầu tƣ trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2. Giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng thu hút FDI vào CNHT của tỉnh

4.2.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

Phát triển hạ tầng kĩ thuật giao thông

Mạng lƣớt giao thông đƣờng bộ huyết mạch giữa các khu vực các tỉnh, huyện trong địa bàn tỉnh và nối các tỉnh với các tỉnh lân cận cần đƣợc đầu tƣ vốn triệt để. Đặc biệt tuyến vận tải chính vẫn tập trung vào Quốc lộ 2 kết nối với các trục đƣờng 5, đƣờng 18 đi Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh. Mặt khác, về giao thông đƣờng sắt, UBND tỉnh cần hỗ trợ cải thiện năng lực sử dụng theo hƣớng tối đa hóa và cải thiện chất lƣợng hệ thống đƣờng sắt giao thông. Đặc biệt là tuyết đƣờng liên kết với Trung Quốc.

Phát triển hạ tầng trong các KCN

Hệ thống hạ tầng trong và ngoài các khu cơng nghiệp cần đƣợc rà sốt và kiểm tra nâng cấp cẩn thận, đặc biệt phục vụ cho các ngành CNHT. Các khu công nghiệp hỗ trợ nên đƣợc đầu tƣ bởi các chủ đầu tƣ hạ tầng gắn liền với thị trƣờng thu hút đầu tƣ, làm tiền đề cho việc thu hút các doanh nghiệp sau này.

Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng, theo kinh nghiệm các nƣớc có nền công nghiệp phát triển trên thế giới, để phát triển CNHT cần hình thành phát triển các khu cụm CNHT với các đặc thù riêng, nơi các doanh nghiệp CNHT có thể tập trung và nhận đƣợc các ƣu đãi đặc biệt cho việc phát triển. Đối với một khu vực tập trung CNHT điển hình, cần xây dựng các hạng mục nhƣ sau: Hạ tầng kĩ thuật cơ bản, bên cạnh hệ thống hạ tầng chung của KCN, cần có các hệ thống hạ tầng cơ bản: Khu phòng họp, phòng hội thảo, các phòng đào tạo, phịng hành chính giải quyết về vấn đề thủ tục đăng kí đầu tƣ và hệ thống hạ tầng sản xuất. Đối với các doanh nghiệp khác nhau. Khu CNHT có đáp ứng về mặt bằng sản xuất khác nhau và đều đƣợc thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp vào thuê. Cụ thể:

- Doanh nghiệp quy mô lớn: dành riêng các quỹ đất trống trong KCN cho các doanh nghiệp loại này. Cách thức thu hút đầu tƣ và cung cấp dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ sau đầu tƣ gần giống với cách các doanh nghiệp này đƣợc đối xử trong các khu công nghiệp hiện nay.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Xây dựng nhà xƣởng cho thuê với các loại diện tích khác nhau, tuy nhiên nhà xƣởng cần đƣợc thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, hoặc theo yêu cầu của cơ quan tƣ vấn mà khách hàng chỉ định. Mức giá cho thuê cần nhiều loại và linh hoạt

4.2.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, nhân tố con ngƣời ln giữ vai trị quyết định. Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển cơng nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cần xác định là yếu tố quyết định để nâng cao vị thế cạnh tranh thu hút đầu tƣ cho tỉnh. Phải có một đội ngũ cán bộ, công nhân đủ về số lƣợng và chất lƣợng bảo đảm cho việc tổ chức, triển khai và thực hiện thành công những chủ trƣơng, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế. Cơ cấu đội ngũ này phải đồng bộ, bao gồm cả cán bộ khoa học- kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật…

Đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trƣớc mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Cần tăng nhanh về số lƣợng học viên, coi trọng chất lƣợng, hiệu quả để cung cấp lao động với cơ cấu hợp lý cho từng giai đoạn phát triển công nghiệp; xã hội hố cơng tác đào tạo nghề; có chính sách thu hút sử dụng ngƣời tài phục vụ cho các thời kỳ phát triển công nghiệp. Trƣớc mắt, ƣu tiên đào tạo nhân lực cho các ngành then chốt, các ngành sản xuất chủ lực, các ngành có xu hƣớng tăng trƣởng nhanh trong từng thời kỳ. Song song với việc đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động công nghiệp

Thực hiện xã hội hóa cơng tác đào tạo nhằm thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trƣờng lớp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động có cơ hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

học nghề, tìm kiếm việc làm. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động chƣa có việc làm, tạo việc làm mới cho ngƣời lao động mất việc làm trong quá trình sắp xếp lại lao động.

Từ nay đến năm 2020 phải phát triển mạnh cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng theo hai luồng sau để tạo tiền đề cho các năm sau:

- Đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ cơng nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phƣơng tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Theo hƣớng này sẽ củng cố và nâng cao các trƣờng dạy nghề trọng điểm của tỉnh.

- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo hƣớng này có các hình thức đào tạo nhƣ: Đào tạo nghề dịch vụ; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo các nghề truyền thống ở các làng nghề.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc cần đƣợc qua đào tạo tại trƣờng quản lý hành chính nhà nƣớc thƣờng xuyên, định kỳ đƣợc bổ túc đầy đủ về luật pháp và nắm bắt các thông tin về khoa học công nghệ, về thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế nhất là các mặt hàng đang và sẽ đƣợc sản xuất trên địa bàn tỉnh. Áp dụng chính sách tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển.

Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp phải đƣợc đào tạo qua các trƣờng quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp và khuyến khích những ngƣời có năng lực cần đƣợc cử đi đào tạo tại các nƣớc phát triển.

Chú trọng xây dựng trƣờng đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu đào tạo của tỉnh, của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, từng bƣớc đƣa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lƣợng cao của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Ƣu tiên đầu tƣ các trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề hiện có và hình thành các trung tâm mới đào tạo các nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, tăng tỷ lệ đã qua đào tạo đạt 66% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có chính sách khuyến khích thoả đáng để phát huy khả năng cao nhất, khả năng đóng góp của đội ngũ cán bộ có chun mơn giỏi, nghiệp vụ giỏi ở địa phƣơng và thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài, nhất là đối với những lĩnh vực cần ƣu tiên phát triển ở địa phƣơng mà lực lƣợng tại chỗ còn quá mỏng.

Đối với lao động trẻ hoặc học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, tỉnh nên có chính sách gửi đi đào tạo các trƣờng trong nƣớc, sau đó trở về làm việc cho tỉnh. Có chính sách đầu tƣ thêm cho các sinh viên ngƣời Vĩnh Phúc đang theo học các trƣờng đại học ở Hà Nội. Nên có hợp đồng cụ thể với các em có ý định trở về Vĩnh Phúc làm việc, cung cấp tài chính và sẵn sàng tiếp nhận. Ngoài ra đối với ngƣời Vĩnh Phúc đang công tác ở các nơi muốn về quê hƣơng làm việc tỉnh sẵn sàng tiếp nhận, tạo mọi điều kiện để cán bộ yên tâm làm việc.

4.2.3. Giải pháp chính sách ưu đãi

Để tạo điều kiện cho phát triển thị trƣờng các ngành CNHT, tỉnh cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng trong và ngồi nƣớc. Đồng thời có chiến lƣợc nâng cao nhận thức về hiệu quả của các hoạt động liên kết sản xuất doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp có thể chủ động và sẵn sàng tìm kiếm các cơ hội làm ăn. Cụ thể:

- Có biện pháp phát triển thị trƣờng trong tỉnh gắn với thị trƣờng ngoài tỉnh, đồng thời đẩy mạnh việc xúc tiến thị trƣờng nƣớc ngoài để tăng thị phần xuất khẩu các sản phẩm ngành CNHT tại Vĩnh Phúc. Đối với các sản phẩm đã có thị trƣờng thì cần giữ vững và mở rộng thêm thị trƣờng mới, đối với sản phẩm chƣa có thị trƣờng cần tích cực tìm kiếm và phối hợp nhiều hình thức nhƣ quảng cáo, tham gia hội chợ, giới thiệu trên trang Web.....

- Nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp cơng nghiệp hỗ trợ đóng trên địa bàn tỉnh. Để làm tốt cơng tác tiếp thị, tìm kiếm thị trƣờng tỉnh cần thành lập trung tâm hỗ trợ và xúc tiến thƣơng mại cho các doanh nghiệp, thay vì để các doanh nghiệp của tỉnh phải tự tìm kiếm bạn hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cƣờng việc tham gia các hội chợ chuyên ngành đƣợc tổ chức trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngồi để tìm kiếm thị trƣờng mới cũng nhƣ nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của tỉnh. Nguồn và kinh phí hỗ trợ tham gia sẽ đƣợc trích hàng năm.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu, đăng ký bảo hộ độc quyền thƣơng hiệu, kiểu dáng công nghiệp.

- Xây dựng các liên kết với các doanh nghiệp lắp ráp lớn trong địa bàn tỉnh cũng nhƣ trên cả nƣớc.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp và thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm các mối liên kết ngang, phát huy một trong các điểm mạnh nhất của doanh nghiệp FDI CNHT.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng. Tách mục tiêu phi thƣơng mại ra khỏi các hoạt động kinh doanh; Xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử để đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế..

- Mở rộng tối đa quyền tự chủ, xác định rõ quyền về tài sản pháp nhân của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh theo những gì mà pháp luật không cấm. Thành lập công ty tài chính và cơng ty mua bán nợ doanh nghiệp.

4.2.4. Giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư

Ðứng trƣớc thời cơ đi kèm với những khó khăn, thách thức của thời kỳ mới, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nhận định cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trƣờng đầu tƣ mà trọng tâm là tiếp tục làm tốt cơng tác cải cách hành chính, tập trung vào các vấn đề chính sau đây:

- Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tƣ; thiết lập mối quan hệ với các văn phòng đại diện ngoại giao, thƣơng mại của nƣớc ngoài tại Việt Nam; cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nƣớc ngoài và các cơ quan Trung ƣơng để hội thảo đầu tƣ tại nƣớc ngoài. Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tƣ phía bắc để tổ chức hội thảo về điều kiện và môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh; tham gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các buổi hội thảo và hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc. Tranh thủ các buổi tiếp xúc và làm việc với các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các đoàn doanh nghiệp khi đến thăm, làm việc với tỉnh để kêu gọi đầu tƣ. Thân thiện và kịp thời tháo gỡ khó khãn cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ cho công tác chuẩn bị và thực hiện xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Kiên quyết bãi bỏ những thủ tục hành chính khơng cịn phù hợp, gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp trong hoạt động đầu tƣ, SXKD, góp phần tạo mơi trƣờng đầu tƣ thơng thống, tăng sức cạnh tranh để thu hút các nguồn lực đầu tƣ vào tỉnh.

- Tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả cơ chế "một cửa" và "một cửa liên thơng" trong đó đặc biệt chú trọng việc phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong giải quyết các thủ tục hành chính. Nghiên cứu áp dụng thực hiện mơ hình dịch vụ hành chính cơng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong thực hiện triển khai các thủ tục hành chính.

- Giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính cho nhà đầu tƣ, kịp thời tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc, đặc biệt là cơng tác bồi thƣờng, GPMB. Chú trọng đầu tƣ phát triển hạ tầng đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tƣ thực hiện dự án. Tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tƣ đang làm ăn tại Vĩnh Phúc để thu hút các nhà đầu tƣ khác đến Vĩnh Phúc.

- Thực hiện phân cấp về thực hiện các thủ tục XDCB, nhất là vấn đề đầu tƣ hạ tầng trong và ngồi hàng rào khu cơng nghiệp; thực hiện nhanh việc đầu tƣ hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ.

- Tăng cƣờng kỷ luật hành chính, thực hiện tốt chế độ thanh tra và trách nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị.

- Quan tâm, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những vấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 91 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)