Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 34 - 37)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Các nhân tố khách quan

Nhân tố thị trường

Qui mô và tiềm năng phát triển của thị trƣờng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Khi đề cập đến qui mô của thị trƣờng, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lƣờng qui mô của nền kinh tế - thƣờng đƣợc quan tâm. Theo UNCTAD, qui mô thị trƣờng là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tƣ tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào qui mô thị trƣờng của nƣớc mời gọi đầu tƣ. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia (MNEs) thƣờng thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nƣớc dựa theo chiến lƣợc thay thế nhập khẩu của các nƣớc này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trƣởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tƣ với chiến lƣợc "đi tắt đón đầu" cũng sẽ mạnh dạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầu tƣ vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trƣởng nhanh trong tƣơng lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trƣờng lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tƣ trong một nƣớc, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cƣ - thị trƣờng tiềm năng của họ

Tài nguyên thiên nhiên

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong trƣờng hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên nhiên của nƣớc này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đổ xô đến nƣớc này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ... Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều MNEs trong các thập kỷ qua. Thực tế cho thấy, trƣớc khi có sự xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có thị trƣờng rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Chỉ có 5 quốc gia là Brazil, Indonesia, Malaysia Mexico và Singapore đã thu hút hơn 50% FDI của toàn thế giới trong giai đoạn 1973-1984.

Vị trí địa lý

Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tại các nƣớc đang phát triển trong thời kỳ 1980-2005 đã xác định rằng, lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trƣờng xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Chất lƣợng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hƣởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào một nƣớc hoặc một địa phƣơng. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, mạng lƣới cung cấp điện,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nƣớc, bƣu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Trong thập kỷ 80 và 90, để thu hút đầu tƣ, nhiều nƣớc đã xây dựng các khu chế xuất (EPZ). Khu chế xuất Thẩm Quyến của Trung Quốc là một điển hình thành công của mô hình này. Tuy vậy không phải quốc gia nào cũng gặt hái đƣợc kết quả tƣơng tự. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bên trong khu chế xuất là quan trọng nhƣng các yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho khu chế xuất, vị trí địa lý và các cơ chế chính sách khác cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sự thành công của các khu chế xuất.

Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đƣờng xá, cầu cống, kho tàng, bến bãi... mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác nhƣ hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tƣ vấn... Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trƣờng đầu tƣ cũng sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phƣơng, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nƣớc ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải đƣợc xem xét đến.

Cơ sở hạ tầng xã hội

Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trƣờng thu hút đầu tƣ còn chịu ảnh hƣởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa ... cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nƣớc hoặc một địa phƣơng.

Nghiên cứu của UNDP/ World Bank cho thấy xu hƣớng đầu tƣ vào khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lực lƣợng lao động” cũng nhƣ “sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc gia trong khu vực này.

Cơ chế chính sách

Dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các nƣớc đang phát triển không chỉ đƣợc quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chính trị. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định về chính trị đƣợc xem là rất quan trọng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Cuối cùng, để quảng bá hình ảnh của mình, mỗi địa phƣơng, đất nƣớc cần có chiến lƣợc xúc tiến thu hút đầu tƣ thích hợp, chi tiết và bài bản, giúp nhà đầu tƣ hiểu rõ về nơi đầu tƣ và đƣa ra quyết định đầu tƣ. Đối với CNHT, hoạt động xúc tiền cần có sự khác biệt, bài bản, nên hƣớng tới các địa bàn là các nƣớc phát triển mạnh về CNHT nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, đối tƣợng cụ thể là các DNVVN, các công ty trong mạng lƣới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia đang đầu tƣ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)