Chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 46 - 106)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Chỉ tiêu phân tích

Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Số vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngành công nghiệp hỗ trợ (triệu USD).

- Số vốn bình quân một dự án đầu nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ (triệu USD).

- Cơ cấu vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ phân theo ngành (%).

- Cơ cấu vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ phân theo đối tác đầu tƣ (%).

- Cơ cấu vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ phân theo hình thức đầu tƣ (%).

- Tỷ lệ nội địa hóa (%).

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CNHT TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc và thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc

a. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ1, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao

1

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Quảng Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra 01/4/2009) là 1.003,0 ngàn ngƣời, năm 2010 là 1.010,4 nghìn ngƣời, mật độ dân số 820 ngƣời/km2

.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đƣa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội...

Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi và khó khăn nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội:

- Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thƣơng hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật... nhƣng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía.

– Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang đƣợc đầu tƣ hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nƣớc và quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại hình sản xuất đa dạng.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu và quan trọng nhất của Vĩnh Phúc là nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, tài nguyên du lịch…

Vĩnh Phúc có tiềm năng phát triển du lịch với các quần thể danh lam thắng cảnh nhƣ vƣờn quốc gia Tam Đảo, Thác Bản Long, Hồ Đại Lải, Đầm Vạc…có nhiều lễ hội dân gian truyền thống và các di tích lịch sử nhƣ Tây Thiên, Tháp Bình Sơn…

3.1.2. Thực trạng phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 01/01/1997, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 26/11/1996. Sau 18 năm tái lập tỉnh (1997- 2013), dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền cùng với nỗ lực của mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành hầu hết các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc các khoá XII, XIII, XIV đề ra.

Sau 18 năm xây dựng và phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao và tạo sự thay đổi sâu sắc, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao, bình quân giai đoạn 1997-2013 đạt 17.2%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 29.3%/năm, dịch vụ tăng 16.4%/năm và nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 5.4%/năm.

Trong giai đoạn 2001-2013, công nghiệp - xây dựng của tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp đóng vai trò nền tảng của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh. Đóng góp của công nghiệp - xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vào GDP của tỉnh đã tăng từ 40.6% năm 2000 lên 56.2% năm 2010. Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp - xây dựng 54.8%. Đến năm 2012, bối cảnh kinh tế thế giới, trong nƣớc gặp nhiều khó khăn nhƣng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt đƣợc các thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế năm 2012 công nghiệp - xây dƣng 53.4%. Năm 2013, tuy kinh tế khủng hoảng chạm đáy nhƣng với sự chỉ đạo quyết liệt kết hợp với những chính sách tháo gỡ khó khăn tích cực cho doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo tỉnh, kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt đƣợc những kết quả khá ấn tƣợng và đầy hứa hẹn vào năm 2014. Cơ cấu kinh tế năm 2013, công nghiệp - xây dựng 60.39%.

Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc cũng đặc trƣng bởi tỉ trọng đóng góp cao của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tính đến năm 2012, Vĩnh Phúc thu hút đƣợc 119 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó có khoảng 100 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (tƣơng đƣơng 84%), tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo nhƣ ô tô, xe máy, điện tử, cơ khí, chế tạo khuôn mẫu. Dệt may cũng là ngành Vĩnh Phúc thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc, chiếm trên 80% về giá trị sản xuất công nghiệp và gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1: Số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài theo ngành và tình hình triển khai

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 3.1 cho thấy Vĩnh Phúc có thế mạnh về công nghiệp cơ khí nói chung, đặc biệt là ô tô, xe máy với số lƣợng lớn các dự án đã tiến hành sản xuất kinh doanh. Công nghiệp điện, điện tử tuy có nhiều dự án, nhƣng số dự án chƣa triển khai hoặc đang xây dựng nhiều hơn số dự án sản xuất kinh doanh. Dệt may cũng thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, và tất cả các dự án này đều đã đi vào hoạt động.

3.2. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1. Quy mô và số dự án đầu tư

Trong lĩnh vực CNHT theo số liệu tổng hợp của cục đầu tƣ nƣớc ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tính đến hết quý 2 năm 2012 đã có 54 dự án FDI với tổng số vốn 500 triệu USD đầu tƣ vào tỉnh Vĩnh Phúc. Trong giai đoạn này, số lƣơng dự án FDI cụ thể vào ngành CNHT chiếm khoảng 33.13% tổng số dự án FDI toàn ngành công nghiệp và có tổng vốn chiếm khoảng 32.32%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó, chủ yếu là ngành CNHT cơ khí chế tạo và điện, điện tử (khoảng 87%) trong tổng số vốn FDI đầu tƣ vào các ngành CNHT của tỉnh.

Hình 3.2: Số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài phân theo quốc gia và tình hình triển khai

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư

Xét về quốc tịch nhà đầu tƣ, Đài Loan có nhiều nhà đầu tƣ nhất (36 nhà đầu tƣ), tiếp đến là Hàn Quốc (28) và Nhật Bản (13). Các dự án đầu tƣ của Đài Loan tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ô tô, xe máy, điện tử, và cơ khí. Tuy nhiên, trong lĩnh vực điện tử, có nhiều dự án vẫn chƣa đƣợc triển khai. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung vào lĩnh vực dệt may, trong khi Nhật Bản tập trung vào ô tô, xe máy và cơ khí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xét về địa điểm đầu tƣ, hầu hết các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đều tập trung vào các khu, cụm công nghiệp đƣợc bố trí ở những khu vực thuận tiện về cơ sở hạ tầng giao thông, gần trục quốc lộ 2, gần trung tâm đô thị lớn của tỉnh và gần các đƣờng vành đai của Hà Nội. Các khu công nghiệp Kim Hoa, Khai Quang, Bá Thiện, Bình Xuyên có tỉ lệ lấp đầy tƣơng đối lớn, từ 60% trở lên. KCN Kim Hoa, Khai Quang tập trung nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực ô tô xe máy, trong khi Bá Thiện tập trung nhiều doanh nghiệp điện, điện tử, Bình Xuyên là địa điểm đầu tƣ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí. KCN Khai Quang cũng là nơi tập trung của hơn 50% số doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, số còn lại nằm rải rác tại các khu vực bên ngoài khu công nghiệp.

Về công nghiệp ô tô xe máy, trong số 23 doanh nghiệp, chỉ có 4 doanh nghiệp lắp ráp là Toyota, Honda, Piaggio và Daewoo, số còn lại đều là doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ô tô, xe máy, hay chính là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của ngành ô tô, xe máy. Về công nghiệp điện tử, trong số 7 doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có Compal Việt Nam và THK Việt Nam lắp ráp thiết bị điện tử, các doanh nghiệp còn lại đều là các nhà cung cấp linh kiện điện tử. Ngoài ra, cùng với 15 doanh nghiệp cơ khí và chế tạo khuôn mẫu, có thể nói Vĩnh Phúc có thế mạnh nhất định so với các tỉnh lân cận về phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành cơ khí chế tạo.

3.3. Thực trạng thu hút FDI vào ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1. Phân theo lĩnh vực đầu tư

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc khá tập trung, chủ yếu vào ngành cơ khí (ô tô, xe máy), điện, điện tử và một số ngành công nghiệp nhẹ (dệt may, da giầy)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.1: FDI vào các lĩnh vực CNHT tỉnh Vĩnh Phúc CNHT các ngành Tổng vốn đầu tƣ (USD) Số lƣợng dự án FDI Cơ khí chế tạo 275.518.428 27 Điện - điện tử 161.312.356 14 Hóa chất 38.753.000 4 Dệt may - da giầy 28.178.146 9 FDI cho CNHT 503.761.930 54

FDI cho toàn ngành CN 1.558.658.297 163

Tỷ trọng FDI đầu tƣ vào CNHT so với toàn ngành CN

32.32% 33.13%

Nguồn : Tổng hợp từ các số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, 2012 FDI vào ngành cơ khí

Các phần ngành chính trực thuộc CNHT cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh chia làm 4 loại chính là sản xuất bao bì kim loại, sản xuất linh kiện cơ khí, sản xuất khuôn mẫu, và sản xuất thiết bị máy móc cơ khí. Trong đó nổi bật lên là phân ngành sản xuất khuôn mẫu với tổng số vốn đầu tƣ lên tới 154 triệu USD, ngành sản xuất Linh kiện cơ khí phục cho ngành Công nghiệp hạ nguồn cơ khí chế tạo cũng đƣợc ghi nhận sự vƣơn lên mạnh mẽ với 23 dự án đầu tƣ FDI tổng vốn lên tới 106 triệu USD. Nhìn chung, số lƣợng dự án đầu tƣ vào ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí chế tạo là nhiều nhất với tổng số 27 dự án với tổng lƣợng vốn 275 triệu USD. Chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số dự án và chiếm hơn 55% tổng số vốn đầu tƣ vào ngành CNHT đầu tƣ vào tỉnh.

CNHT ngành điện- điện tử.

Các phân ngành chính trực thuộc là Sản xuất Linh kiện, cụm linh kiện điện tử và linh kiện, cụm linh kiện điện. Trong đó, ngành sản xuất linh kiện điện tử chiếm đa số lên tới hơn 90% toàn CNHT điện điện tử với tổng vốn đầu tƣ hơn 158 triệu USD và tổng số 13/14 dự án. Đặc biệt trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút đƣợc nhà lắp ráp máy tính nổi tiếng thế giới là Compal.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là phân ngành đứng thứ 2 về tổng số vốn đầu tƣ và số lƣợng dự án, chỉ đứng sau phân ngành CNHT cơ khí chế tạo (chiếm 26% tổng số dự án FDI vào ngành CNHT, số vốn đầu tƣ đạt 161 triệu USD chiến 32% tổng số vốn đầu tƣ toàn ngành). Tỉnh vẫn đang không ngừng nâng cao các biện pháp tiếp tục thu hút các hãng khác tham gia đầu tƣ trên địa bàn

CNHT ngành hóa chất

Gồm 3 tiểu ngành nhỏ là in ấn, sản xuất khuôn cho ngành nhựa và sản xuất linh kiện nhựa, cao su. Đây là ngành mới chỉ phát triển khiêm tốn khi chỉ thu hút đƣợc 4 dự án, chiếm vỏn vẹn 7% tổng số dự án với số vốn đầu tƣ xấp xỉ 39 triệu USD. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất vật liệu vẫn chƣa xuất hiện ở Vĩnh Phúc và còn rất thiếu thốn ở nƣớc ta. Năm 2011, Việt Nam phải nhập khẩu 2548 nghìn tấn chất dẻo và 365 nghìn tấn cao su các loại.

CNHT ngành dệt may - da giầy

Gồm 5 tiểu ngành sản xuất sợi, thêu, dệt, nhuộm và hoàn tất phụ liệu dệt may. Trong đó tiểu ngành dệt đƣợc quan tâm nhiều nhất với 3 dự án trong tổng số 9 dự án với tổng số vốn đầu tƣ 12 triệu USD. Nhìn về tổng quan, ngành dệt may và da giầy đang đƣợc quan tâm lớn do nhu cầu thiếu thốn của nƣớc ta về loại mặt hàng này. Vốn đầu tƣ chiếm 10.2% tổng số vốn đầu tƣ vào ngành CNHT.

3.3.2. Phân theo đối tác đầu tư

Các quốc gia đầu tƣ chính vào tỉnh Vĩnh Phúc gồm tổng cộng 9 quốc gia. Ba đối tác lớn của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia đầu tƣ nhiều nhất khi chiếm tới hơn 40% tổng vốn đầu tƣ dành cho CNHT với 8 dự án. Đứng thứ 2 về số lƣợng vốn đầu tƣ là Đài Loan với vốn đầu tƣ 117 triệu USD với 22 dự án, trong đó nổi bật là số vốn vào 2 tiểu ngành là CNHT cơ khí chế tạo và điện - điện tử lần lƣợt với 58 và 47 triệu USD, chiếm 23.2% tổng vốn đầu tƣ. Đứng thứ ba là Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tƣ lên tới 115 triệu USD, gần xấp xỉ so với Đài Loan. Số dự án các nhà đầu tƣ Hàn Quốc đầu tƣ vào địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 46 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)