Khái niệm công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 26 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1 Khái niệm công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ đƣợc dịch từ tiếng Anh “Supporting Industry” thực ra là một khái niệm mới xuất hiện ở Đông Á, cùng với trào lƣu đầu tƣ trực tiếp (chủ yếu là hoạt động lắp ráp - assembly plants) của Nhật vào các nƣớc NICs và ASEAN (đặc biệt là Thailand, Malaysia và Indonesia) giữa thập kỷ 80, và chỉ đƣợc dùng phổ biến (ở Đông Á) từ đầu thập kỷ 90. Đến nay, khái niệm "công nghiệp hỗ trợ" đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới, tuy nhiên vẫn chƣa có một khái niệm chung nào cho tất cả các nƣớc.

Ở các nƣớc khác nhau có những khái niệm công nghiệp hỗ trợ khác nhau phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và sử dụng.

- Ở Nhật Bản: Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ xuất hiện lần đầu tiên vào giữa những năm 1980 trong Chƣơng trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ Châu Á. Bản thân cụm từ “Supporting Industries” đƣợc dịch trực tiếp từ thuật ngữ gốc trong tiếng Nhật là “Suso-no San-gyou” (suso-no nghĩa là chân núi, san- gyou là công nghiệp). Nếu hình dung cấu trúc toàn bộ qui trình sản xuất một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sản phẩm nhƣ một quả núi (hay đơn giản là một hình tam giác), thì các ngành công nghiệp Susono đóng vai trò chân núi, còn “công nghiệp lắp ráp” đóng vai trò đỉnh núi. Chân núi là những ngành sử dụng tất cả các kỹ thuật gia công cơ bản (đúc, dập, gò, hàn, cắt gọt, khoan đột, uốn kéo, cán ép, tạo hình, dệt lƣới, in ấn bao bì...) gia công các loại vật liệu từ các loại kim loại, tới cao su, nhựa, gốm, gỗ và các loại vật liệu tổng hợp khác, nhằm chế tạo ra các linh kiện, phụ tùng phục vụ lắp ráp. Công nghiệp phụ trợ đƣợc định nghĩa là “các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết, nhƣ nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hóa tƣ bản cho các ngành công nghiệp lắp ráp”.

Trong định nghĩa này, phạm vi của công nghiệp hỗ trợ đƣợc mở rộng, từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa trung gian, hàng hóa tƣ bản cho công nghiệp lắp ráp mà không phân biệt quy mô doanh nghiệp (Hình 1.1).

Hình 1.1: Phạm vi của công nghiệp hỗ trợ theo MITI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ở Thái Lan công nghiệp hỗ trợ đƣợc coi là "ngành trong đó các doanh

nghiệp sản xuất linh phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, máy móc, và điện tử….

- Tại Hoa Kỳ công nghiệp hỗ trợ đƣợc hiểu là "những ngành công nghiệp

cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường".

Nhƣ vậy, công nghiệp hỗ trợ có thể đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp tùy thuộc vào ngƣời sử dụng. Với mỗi khái niệm sẽ xác định một phạm vi tƣơng ứng cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Hình 1.2 minh họa các khái niệm về công nghiệp hỗ trợ và các phạm vi tƣơng ứng của nó theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Hình 1.2: Phạm vi của công nghiệp hỗ trợ

Ghi chú: PV - Phạm vi Nguồn: Kenichi Ohno, 2007

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khái niệm hạt nhân, dẫn đến phạm vi hẹp nhất, định nghĩa rằng công nghiệp hỗ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ tùng và các công cụ sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng này. Hai phạm vi rộng hơn, một tƣơng ứng với khái niệm định nghĩa rằng công nghiệp hỗ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ tùng, công cụ để sản xuất linh kiện, phụ tùng này, và các dịch vụ sản xuất nhƣ hậu cần, kho bãi, phân phối, và bảo hiểm; một tƣơng ứng với khái niệm định nghĩa công nghiệp hỗ trợ là những ngày công nghiệp cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất, gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ, máy móc và nguyên vật liệu.

Khái niệm công nghiệp hỗ trợ mới chỉ phổ biến ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây. Khi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ giữa những năm 1990, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp sản phẩm đầu cho sản xuất. Họ nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam và đề nghị chính phủ thực hiện các biện pháp thích hợp để giải quyết, nhƣng khi đó chính phủ Việt Nam chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò ngành công nghiệp hỗ trợ. Sự yếu kém của

công nghiệp hỗ trợ đang trở thành một nút thắt đối với thu hút FDI, làm cho năng lực cạnh tranh công nghiệp thấp, thâm hụt thương mại gia tăng cũng như chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp. Nhận thức đƣợc tầm

quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với tăng trƣởng công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung, trong Chiến lƣợc Kinh tế - Xã hội 2011-2020, “Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ” đƣợc xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong định hƣớng phát triển công nghiệp theo hƣớng hiện đại, nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nƣớc công nghiệp. Trƣớc đó, năm 2007, Bộ Công Thƣơng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020, đặt nền móng đầu tiên xây dựng cơ sở pháp lý cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Tháng 2 năm 2011, chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngành: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giầy và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Trong Quyết định này công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đƣợc hiểu là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tƣ liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là sản phẩm của các ngành: vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm sản xuất tại Việt Nam để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)