Thực trạng phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 49 - 51)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2.Thực trạng phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc

3.1. Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc và thực trạng phát triển công nghiệp

3.1.2.Thực trạng phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 01/01/1997, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 26/11/1996. Sau 18 năm tái lập tỉnh (1997- 2013), dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền cùng với nỗ lực của mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành hầu hết các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc các khoá XII, XIII, XIV đề ra.

Sau 18 năm xây dựng và phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao và tạo sự thay đổi sâu sắc, thúc đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh ln đạt ở mức cao, bình quân giai đoạn 1997-2013 đạt 17.2%/năm, trong đó: cơng nghiệp - xây dựng tăng 29.3%/năm, dịch vụ tăng 16.4%/năm và nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 5.4%/năm.

Trong giai đoạn 2001-2013, công nghiệp - xây dựng của tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt là cơng nghiệp đóng vai trị nền tảng của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh. Đóng góp của cơng nghiệp - xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vào GDP của tỉnh đã tăng từ 40.6% năm 2000 lên 56.2% năm 2010. Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp - xây dựng 54.8%. Đến năm 2012, bối cảnh kinh tế thế giới, trong nƣớc gặp nhiều khó khăn nhƣng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt đƣợc các thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế năm 2012 công nghiệp - xây dƣng 53.4%. Năm 2013, tuy kinh tế khủng hoảng chạm đáy nhƣng với sự chỉ đạo quyết liệt kết hợp với những chính sách tháo gỡ khó khăn tích cực cho doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo tỉnh, kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt đƣợc những kết quả khá ấn tƣợng và đầy hứa hẹn vào năm 2014. Cơ cấu kinh tế năm 2013, công nghiệp - xây dựng 60.39%.

Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc cũng đặc trƣng bởi tỉ trọng đóng góp cao của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Tính đến năm 2012, Vĩnh Phúc thu hút đƣợc 119 dự án đầu tƣ nƣớc ngồi, trong đó có khoảng 100 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (tƣơng đƣơng 84%), tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo nhƣ ô tô, xe máy, điện tử, cơ khí, chế tạo khn mẫu. Dệt may cũng là ngành Vĩnh Phúc thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngồi. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi đóng vai trị quan trọng trong phát triển cơng nghiệp của Vĩnh Phúc, chiếm trên 80% về giá trị sản xuất công nghiệp và gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu tồn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1: Số dự án đầu tƣ nƣớc ngồi theo ngành và tình hình triển khai

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 3.1 cho thấy Vĩnh Phúc có thế mạnh về cơng nghiệp cơ khí nói chung, đặc biệt là ô tô, xe máy với số lƣợng lớn các dự án đã tiến hành sản xuất kinh doanh. Cơng nghiệp điện, điện tử tuy có nhiều dự án, nhƣng số dự án chƣa triển khai hoặc đang xây dựng nhiều hơn số dự án sản xuất kinh doanh. Dệt may cũng thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, và tất cả các dự án này đều đã đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 49 - 51)