Vai trò của FDI đối với phát triển CNHT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 30 - 33)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Vai trò của FDI đối với phát triển CNHT

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đƣợc chia chủ yếu làm 2 nhóm chính:

Các ngành CNHT phục vụ nhóm ngành công nghiệp chế tạo: đòi hỏi vốn và trình độ công nghệ cao, đƣợc chia làm 3 nhóm ngành cung ứng là CNHT ngành cơ khí chế tạo, CNHT ngành điện - điện tử, CNHT ngành hóa chất. Các lĩnh vực CNHT này có thể cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho nhiều ngành thuộc công nghiệp chế tạo nhƣ: sản xuất xe máy, ôtô, điện tử …. và kể cả các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Các ngành CNHT phục vụ ngành dệt may, da giầy: cung cấp linh kiện cho ngành công nghiệp dệt may, da giầy.

Đầu tư của FDI đến ngành công nghiệp

Bổ sung vốn đầu tƣ nội địa: Nền kinh tế tăng trƣởng nhanh đòi hỏi nhiều vốn đầu tƣ, trong đó FDI là nguồn vốn đáng kể của khu vực tƣ nhân, không để lại gánh nặng nợ quốc gia cho nƣớc sở tại, FDI đang đóng một vai trò quan trọng trong tổng thể vốn đầu tƣ toàn xã hội với giá trị lớn, chủ yếu đầu tƣ vào các hoạt động sản xuất công nghiệp - xây dựng, tạo nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế.

Chuyển giao công nghệ và phƣơng thức quản lý tiên tiến: Cùng với việc cung cấp nguồn vốn, FDI đã góp phần chuyển giao công nghê tử nƣớc mình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sang các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, do đó các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ có thể nhận đƣợc các kỹ thuật hiện đại tiên tiến, những kinh nghiệm quản lý, năng lực Marketing, đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, kiến thức và đƣợc rèn luyện về mọi mặt.

Đẩy mạnh cải thiện môi trƣờng đầu tƣ: Hoạt động đầu tƣ của các nƣớc đầu tƣ nƣớc ngoài tạo môi trƣờng cạnh tranh năng động, kích thích thay đổi cơ chế, chính sách pháp luật Việt Nam theo hƣớng cải thiện, mở rộng quyền đầu tƣ. Đầu tƣ FDI tạo điều kiện cho tự do cạnh tranh, tăng tính năng động và hiệu quả của khối doanh nghiệp trong nƣớc. Đa phần FDI trong công nghiệp là các nguồn vốn đầu tƣ dài hạn dƣới hình thức nhà xƣởng, máy móc, công nghệ có tính ổn định cao, đảm bảo cam kết đầu tƣ lâu dài cũng nhƣ tạo ra sản phẩm vật chất cho nền kinh tế.

Tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực: FDI đầu tƣ vào hoạt động sản xuất công nghiệp làm gia tăng nhu cầu lao động, giải quyến vấn đề việc làm, thu hút lao động có trình độ cao và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong nƣớc.

Đầu tư của FDI đến ngành CNHT

Tạo ra thị trƣờng cho các ngành CNHT: Các nhà đầu tƣ FDI khi đầu tƣ vào mỗi quốc gia đã thúc đẩy nhu cầu sản phẩm hạ nguồn trong nƣớc và gia tăng xuất khẩu, qua đó kích thích sản xuất trong nƣớc, tăng cƣờng liên kết, tạo ra thị trƣờng rộng lớn cho các doanh nghiệp CNHT. Đối với các nƣớc đang phát triển, các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia là nhà tiêu thụ quan trọng nhất cho hệ thống cung ứng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nƣớc tham gia vào mạng lƣới sản xuất của một doanh nghiệp FDI tại thị trƣờng nội địa, và tƣơng lai là trên toàn cầu. Có thể khẳng định, trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, không có FDI đầu tƣ vào các ngành công nghiệp thì không có các ngành CNHT tại các nƣớc đang phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tạo ra thị trƣờng trung gian cho CNHT: Các nhà đầu tƣ FDI khi đầu tƣ thƣờng kéo theo các cung ứng là các công ty doanh nghiệp phụ tùng. Các công ty này làm chủ về công nghệ kỹ thuật cao, hợp tác bền vững với các hãng lớn, Họ thƣờng là nhà cung ứng quan trọng cho các lớp phụ trợ ruột hoặc phụ trợ lớp một của nhiều hãng, Nhƣ vậy các nhà cung ứng FDI ở các lớp khác nhau sẽ góp phần quan trọng nhất trong việc tạo ra thị trƣờng trung gian, chuyển giao công nghệ kĩ thuật và năng lực cho các doanh nghiệp nội địa thông qua hợp tác sản xuất thƣờng xuyên, huấn luyện nhà cung cấp, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giới thiệu và chỉ định các loại máy móc, công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn. Đây là tác động lan tỏa của các doanh nghiệp FDI đối với CNHT các nƣớc sở tại.

Đảm bảo năng lực cung ứng quốc gia. Khả năng cung ứng cho các ngành công nghiệp là một trong những vấn đề đƣợc nhà đầu tƣ cân nhắc rất kỹ trƣớc khi tiến hành đầu tƣ vào một quốc gia. Nền kinh tế với các ngành công nghiêp hỗ trợ phát triển và có thể đáp ứng nhu cầu cho các nhà lắp ráp là một trong các nhân tố tác động mạnh đến việc thu hút FDI vào phát triển công nghiệp. Quá trình này thƣờng đƣợc bắt đầu bằng việc các nhà lắp ráp lôi kéo các nhà cung ứng từ nƣớc ngoài vào nƣớc sở tại, tạo ra lớp cung ứng thứ nhất. Giai đoạn đầu, các doanh nghiệp trong nƣớc bán sản phẩm cho các doanh nghiệp cung ứng FDI này, tạo nên lớp thứ hai, thứ ba trong hệ thống cung ứng, Dần dần doanh nghiệp nội địa có thể phát triển thành nhà cung ứng lớp thứ hai hoặc lớp thứ nhất, cung cấp trực tiếp cho các nhà lắp ráp.

Do đó, FDI trong CNHT đóng một vai trò quan trọng, nhất là trong thời kì đầu của công nghiệp hóa. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tƣ từ các doanh nghiệp này liên quan chặt chẽ đến quy mô sản xuất và tiêu thụ của khách hàng của họ - nhà lắp ráp ở thị trƣờng nội địa. Nếu dung lƣợng thị trƣờng thấp, nhà cung ứng FDI không muốn đầu tƣ và công ty lắp ráp sẽ phải nhập khẩu đầu vào. Điều này làm giá thành sản phẩm cao và nhà lắp ráp cũng không muốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầu tƣ vào quốc gia đó trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)