XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 137 - 141)

1. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn trong sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật của tỉnh.

2. Đề nghị trung ương tiếp tục tăng cường nâng cao mức kinh phí cho Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật; có các cơ chế chính sách ưu tiên hỗ trợ, động viên, khuyến khích cho tài năng là người dân tộc thiểu số thuộc tỉnh miền núi, trong đó có Lạng Sơn.

Trên đây là một số ý kiến phát biểu tham luận với Hội nghị của Sở văn hóa, thể thao và du lịch Lạng Sơn.

Trân trọng cảm ơn sự lắng nghe của quý vị đại biểu. Chúc Hội nghị thành công tốt đ p !

05 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW

CỦA BỘ CHÍNH TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Sở VHTTDL TP Đà Nẵng

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới” có ý nghĩa vô cùng quan trọng hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm phát huy vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật và của đội ngũ văn nghệ sĩ.

Được sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng đã chủ động tham mưu cho UBND thành phố triển khai nội dung thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật và đã đạt được những kết quả thiết thực.

Ngày 23/10/2008, Thành ủy Đà Nẵng ban hành Chương trình hành động số 29-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới”.

Ngày 03/4/2009, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 1991/UBND-VX triển khai chương trình hành động của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Bám sát yêu cầu và nội dung chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 29 Ctr/TU của Thành ủy Đà Nẵng tại văn bản số 392/SVHTTDL-NVVH ngày 27/2/2009 về việc phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ ký kết “Kế hoạch phối hợp công tác giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố

Đà Nẵng các năm 2009-2010”; “Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Đà Nẵng giai đoạn

2012-2015”, nhằm đưa Nghị quyết đi vào thực tế và triển khai có hiệu quả.

Sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị, thành phố Đà Nẵng đã đạt được một số thành tích cụ thể như sau:

Đã tổ chức thành công nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật cấp thành phố, khu vực và toàn quốc; tham mưu để trình UBND thành phố về cơ chế, chính sách đãi ngộ nghệ sĩ; phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT đề xuất lập nguồn vốn

Nẵng xem xét chủ trương xây dựng Nhà sáng tác; phối hợp triển khai kế hoạch chuẩn bị xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật thành phố; hoàn thiện cơ chế chính sách

nhằm tăng cường vai trò của văn nghệ sĩ; thường xuyên trao đổi và thống nhất trong việc đề xuất và kiến nghị với lãnh đạo thành phố đối với vấn đề phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật của địa phương…

Tổ chức, duy trì nhiều hoạt động nhằm phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật và của đội ngũ văn nghệ sĩ thành phố như: Tham mưu tăng mức kinh phí hoạt động hàng năm cho Liên hiệp các Hội VHNT và các Hội chuyên ngành; Tổ chức xét giải thưởng VHNT 5 năm 1 lần cho các văn nghệ sĩ xuất sắc: Trong đợt trao giải thưởng 5 năm giai đoạn 2004 -2009, thành phố đã trao 53 giải thưởng trị giá 1 tỷ 300 triệu đồng; Phối hợp tổ chức nhiều hoạt động VHNT tiêu biểu: Tổ chức 115 cuộc triển lãm, trưng bày mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn học và báo chí trong những dịp lễ lớn được tổ chức tại Đà Nẵng, thu hút hàng vạn lượt người xem qua các Triển lãm chuyên đề khá quy mô như: “Bình chọn Quốc hoa Việt Nam”, “101 khoảnh khắc về vị Tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp”, “Các Di sản văn

hoá thế giới tại Việt Nam năm 2011”...Tất cả các hoạt động đã tạo nên môi

trường thẩm mỹ tốt, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tổ chức các chuyến đi thực tế, tham gia các trại sáng tác, các liên hoan khu vực...

Đặc biệt trong năm 2012 hoạt động VHNT trên địa bàn thành phố có nhiều khởi sắc, với nhiều hoạt động để lại dấu ấn đậm nét như:

- Sở VHTTDL tham mưu cho UBND thành phố ban hành Đề án “Phát triển VHNT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2015” làm cơ sở nền tảng và đề ra các mục tiêu dài hạn, cũng như mục tiêu cụ thể để từng bước triển khai thực hiện và góp phần phát triển VHNT thành phố, với những mục tiêu cụ thể như:

+ Đến năm 2015 đảm bảo số bản sách trong thư viện công cộng là 0,6 bản/người.

+ Đảm bảo đến năm 2015, bình quân số lượt người dân thành phố được xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là 4 lượt/người/năm, riêng đối với nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa và miền núi của huyện Hoà Vang là 2 lượt/người/năm.

+ Phát hành 01 đĩa DVD giới thiệu những ca khúc hay về Đà Nẵng vào năm 2013.

+ Tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về thành phố Đà Nẵng 2012- 2013. + Giai đoạn 2013-2015 tổ chức 02 đợt giới thiệu, phổ biến tác phẩm VHNT. + Đến năm 2015, đảm bảo 100% đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật nắm rõ Luật bản quyền tác giả về văn học nghệ thuật, 80% người dân Đà Nẵng hiểu biết về Luật bản quyền tác giả về văn học nghệ thuật.

+ Từng bước xã hội hóa các show diễn phục vụ khách du lịch tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh và Bảo tàng Điêu khắc Chăm.

- Hoạt động của Cơ quan thường trực Liên hiệp Hội và các Hội chuyên ngành ngày càng đi vào nề nếp, chuyên nghiệp với nhiều hoạt động chất lượng và thường xuyên hơn như: Tổ chức các đợt sáng tác và triển lãm mỹ thuật; các cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật gắn với nhiều sự kiện chính trị của đất nước, thành phố;

Tổ chức bản thảo và xuất bản nhiều đầu sách thuộc các lĩnh vực âm nhạc, sân khấu, văn học, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật.

+ Công tác đầu tư, khuyến khích sáng tạo VHNT cũng rất được quan tâm: Liên hiệp Hội đã đầu tư nguồn hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật của Trung ương cho 15 tác giả và 21 công trình tập thể với số tiền trên 700 triệu đồng để các tập thể, cá nhân cũng các hội chuyên ngành thuộc Liên hiệp Hội có điều kiện thực hiện tốt, phổ biến tác phẩm đến với đông đảo công chúng trong và ngoài thành phố và nâng cao chất lượng sáng tác cho hội viên.

Chính vì vậy, năm 2012 đã để lại nhiều dấu ấn về sự phát triển đi lên của VHNT thành phố Đà Nẵng:

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w