IV. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO NGÀNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TỪ NĂM 2013-2020, TẦM NHÌN
8. Tiếp tục hoàn thiện quy định về trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ công tác cũng như cơ chế phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước
1.1. Về Công tác quản lý nhà nước
Công tác quản lý nhà nước là nhiệm vụ và chức năng quan trọng trong các lĩnh vực quản lý của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cũng như của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố. Chưa bao giờ công tác quản lý nhà nước, công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm lại trở nên cần thiết và cấp bách như hiện nay, khi mà lực lượng, đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này phát triển mạnh. Các hình thức hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng, sự quan tâm và tác động đến đời sống xã hội ngày một nhiều, đặt ra những vấn đề cần có giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý.
Trong 5 năm (2008-2013) công tác quản lý nhà nước ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngành. Đây là giai đoạn Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tập trung vào việc xây dựng các văn bản quản lý Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật thiết yếu cho hoạt động của ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; xây dựng văn bản mới và văn bản thay thế cho phù hợp với thực tế phát triển.
- Xây dựng Nghị định Mỹ thuật:
Việc xây dựng Nghị định về hoạt động mỹ thuật là một cố gắng lớn để đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước. Đây là Nghị định được xây dựng khi chưa có luật hay pháp lệnh mỹ thuật. Quá trình xây dựng Nghị định đã được tiến hành tích cực. Đến nay Nghị định đã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong thời gian tới. Đây sẽ là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của ngành Mỹ thuật từ trước đến nay, bao hàm các nội dung quản lý từ sáng tác, triển lãm, thẩm định, mua bán, sao chép tác phẩm mỹ thuật, xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng, bảo quản, tu sửa, hạ giải công trình, tổ chức trại sáng tác điêu khắc.v.v… Nhiều nội dung mới và cụ thể đã được đưa vào Nghị định như các nội dung về chính sách của nhà nước đối với hoạt động mỹ thuật; kinh phí cho các công trình công cộng, thẩm định, đấu giá, bảo quản… các công trình mỹ thuật.v.v…
Cùng với việc xây dựng Nghị định về hoạt động mỹ thuật là dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định đã được tiến hành nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện các vấn đề trong Nghị định.
- Quy hoạch phát triển ngành:
Việc Quy hoạch phát triển ngành Mỹ thuật đến năm 2020 tầm nhìn 2030 cũng đang được tiến hành. Đây là Quy hoạch có tầm chiến lược để định hướng phát triển ngành mỹ thuật từ nay đến 2020 và tiếp theo đến 2030. Nhiều vấn đề cấp thiết và lâu dài cho sự phát triển của ngành Mỹ thuật sẽ được đưa vào Quy hoạch để trình Chính phủ trong năm 2013.
- Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc cấp quốc gia đã được xây dựng xong và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian tới.
- Đề án Quốc hoa và Lễ phục: Từ năm 2011, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cũng đã tiến hành xây dựng Đề án Quốc hoa và Lễ phục nhà nước. Đây là những đề án có tác động xã hội rộng rãi, được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Đề án Quốc hoa hiện nay đã hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi Đề án Quốc hoa được ban hành, Cục sẽ tiến hành xây dựng Quy chế sử dụng Quốc hoa Việt Nam và các nội dung khác để tôn vinh và quảng bá Quốc hoa Việt Nam. Đề án Lễ phục hiện đang trong quá trình thực hiện.
- Trong lĩnh vực Nhiếp ảnh, một lĩnh vực có số đông lực lượng tham gia, có tính đại chúng cao, phổ biến nhanh và sâu rộng, phát triển mạnh trong đời sống xã hội; Quy chế hoạt động Nhiếp ảnh trước đây cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề
bất cập đặc biệt là trong việc sử dụng ảnh, quy chế này đã được thay thế bằng Thông tư Nhiếp ảnh vừa được Bộ VHTTDL ban hành tháng 12 năm 2012.
- Công tác quản lý nhà nước lĩnh vực Triển lãm trước đây thuộc trách nhiệm quản lý của Cục Văn hóa thông tin cơ sở. Sau khi sát nhập Bộ, được chuyển giao về Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. Trong lĩnh vực này, công tác quản lý hiện vẫn còn có sự chồng chéo giữa các Bộ, ngành có các hoạt động triển lãm. Hiện nay, hoạt động triển lãm diễn ra ở nhiều lĩnh vực, với nhiều nội dung thuộc sự quản lý của các Bộ, ngành khác nhau. Ngoài các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh diễn ra nhiều, liên tục thuộc sự quản lý đã rõ ràng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì các triển lãm về nông nghiệp, công nghiệp, y tế, hàng hóa tiêu dùng.v..v.. cũng diễn ra thường xuyên nhưng sự quản lý nhà nước chưa thống nhất. Vai trò và trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố hiện nay vẫn chủ yếu trong phạm vi chịu trách nhiệm và quản lý các triển lãm có nội dung về Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các triển lãm văn hóa nghệ thuật khác và triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh.
1.1.2. Công tác cấp giấy phép các hoạt động Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm
Tính trung bình hàng năm trên cả nước có khoảng 300 cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh ở các quy mô tổ chức từ triển lãm toàn quốc, triển lãm khu vực, tỉnh, thành phố đến các triển lãm nhóm và cá nhân tác giả.
Công tác cấp giấy phép các hoạt động Mỹ thuật, Nhiếp ảnh là hoạt động quản lý thường xuyên của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong 5 năm qua, công tác này đã được thực hiện khá tốt và đã tạo được nề nếp nhất định. Việc tiếp nhận hồ sơ xin phép, thụ lý hồ sơ và cấp giấy phép đã được tiến hành đúng quy trình quy định; đảm bảo sự nghiêm túc trong nội dung tư tưởng của các triển lãm theo đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Các triển lãm về nghệ thuật đương đại như sắp đặt, trình diễn, video art, graffiti…, ảnh nude cũng là những vấn đề cần có cách nhìn nhận, đánh giá và giải pháp phù hợp của cơ quan quản lý trong việc cấp giấy phép, vấn đề này đòi hỏi cần có cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ, có nhận thức chính trị đúng đắn và có quan niệm phù hợp với sự phát triển của văn học nghệ thuật hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế.
Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chủ trương thành lập phòng văn học nghệ thuật ở các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương là chủ trương đúng đắn cần sớm được triển khai, phù hợp với đòi hỏi thực tế của công tác quản lý và sự phát triển của văn học nghệ thuật trong đời sống, thiết thực triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về xây dựng văn học nghệ thuật trong tình hình mới.
nghiệp với sự đóng góp và tác động của văn học nghệ thuật đối với đời sống xã hội. Việc khá nhiều Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không có hoặc chưa có phòng quản lý văn học nghệ thuật, không có cán bộ quản lý lĩnh vực tham mưu cho lãnh đạo Sở mảng công tác này đã dẫn đến sự lúng túng trong quản lý, một số Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không chỉ khó khăn khi làm công tác quản lý cấp giấy phép các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm vì thiếu cán bộ, thiếu bộ máy tổ chức mà còn có một số tỉnh, thành phố ủy thác các nhiệm vụ hoạt động sự nghiệp Mỹ thuật, Nhiếp ảnh cho các Hội văn học nghệ thuật địa phương là một thực tế có thật. Các hoạt động văn học nghệ thuật ở địa phương có các lĩnh vực như điện ảnh (sản xuất và phát hành phim, chiếu phim), nghệ thuật biểu diễn (ca múa, sân khấu) được các Sở quan tâm hơn, còn mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, văn học, thủ công mỹ nghệ.v.v… là những lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức thậm chí bị coi là công việc của Hội văn nghệ.
Công tác cấp giấy phép xây dựng các công trình tượng đài, tranh hoành tráng thời gian qua thực hiện theo Quy chế 05 về cơ bản là tốt, giảm thiểu được các công trình không đảm bảo về chất lượng nghệ thuật. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương cần khẩn trương phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch tượng đài của địa phương, có quy hoạch quỹ đất cho các công trình tượng đài trong quy hoạch tổng thể các tỉnh, thành phố, tránh tình trạng khi có công trình mới giải tỏa, tìm đất xây dựng công trình.
Việc thành lập các Hội đồng nghệ thuật công trình tượng đài, tranh hoành tráng cũng cần chấn chỉnh cho đúng thành phần, tỉ lệ các nhà chuyên môn. Về vấn đề Hội đồng nghệ thuật xây dựng tượng đài, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã tham mưu và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật tượng đài quốc gia (Quyết định số 2203 ngày 18 tháng 7 năm 2011) để các địa phương căn cứ và mời tham gia vào Hội đồng của địa phương mình. Cần hạn chế xây dựng các tượng đài có quy mô quá to lớn, đặc biệt cần chú trọng đến chất lượng nghệ thuật của tượng đài. Công tác quy hoạch tượng đài cần được tiến hành song song với quy hoạch đô thị của các địa phương.
1.1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm
Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm những năm qua đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được với thực tế bởi lực lượng mỏng, thiếu thanh tra chuyên ngành của từng lĩnh vực. Một số vụ việc chưa được xử lý kịp thời, còn chậm so với thực tế diễn biến của sự việc.
Hiện nay các sai phạm trong lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vẫn tập trung vào một số vấn đề như: triển lãm không xin cấp giấy phép, xâm phạm bản quyền tác giả, buôn bán tác phẩm giả mạo, sao chép không đúng quy định, có một vài vụ việc tác phẩm sai phạm về nội dung chính trị đã được ngăn chặn kịp thời. Thực tế cho thấy phải tăng cường công tác kiểm tra cấp giấy phép,
hậu kiểm, kiểm tra, giám sát các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, có cán bộ chuyên môn để tham mưu trực tiếp giải quyết vụ việc.
Tác phẩm nghệ thuật có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, đặc biệt là trong giới trẻ, trí thức, việc tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt cần được triển khai thường xuyên, liên tục để có sự răn đe phòng ngừa từ trước, phòng ngừa hơn xử lý hậu quả.