ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 51 - 52)

Trong lịch sử lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay đã để lại 3 mốc quan trọng, đó là những bước ngoặt trong chiến lược lãnh đạo văn hoá, văn nghệ của Đảng ta.

Thứ nhất, Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943;

Thứ hai, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998;

Thứ ba, nhằm phát huy vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật và của đội ngũ văn nghệ sĩ, ngày 16 tháng 6 năm 2008 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Có thể nói, Nghị quyết số 23-NQ/TW ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển văn học nghệ thuật dân tộc cho mọi chiến lược phát triển và hoạt động văn học, nghệ thuật Việt Nam nói chung, ngành Nghệ thuật biểu diễn nói riêng trong thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Đảng dưới sự chỉ đạọ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Nghệ thuật biểu diễn đã tích cực chủ động phối kết hợp với Hội văn học Nghệ thuật trung ương và địa phương, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh thành phố trong cả nước triển khai quyết liệt và đồng bộ để thể chế hóa Nghị quyết một cách hiệu quả, thực sự đưa NQ vào đời sống văn học nghệ thuật trong cả nước. Đặc biệt, là ngành Nghệ thuật biểu diễn đã có những bước chuyển mình cụ thể như sau:

Ngày 01 tháng 3 năm 2011 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với các hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sỹ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật; chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học, nghệ thuật” và đã được ban hành.

Theo đó các mục tiêu đã được xác định rõ ràng:

a) Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; phát hiện và khẳng định những giá trị mới làm phong phú và đa dạng đời sống văn hóa, văn nghệ; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

b) Từng bước hoàn thiện khung pháp lý đối với việc tài trợ, đặt hàng và khuyến khích sáng tác trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

c) Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, bình đẳng đối với văn nghệ sĩ trong các cơ sở công lập và ngoài công lập, bảo đảm cho văn nghệ sĩ tạo ra các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng; thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa của Đảng và Nhà nước.

d) Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ đặc biệt với nhân tài của đất nước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

đ) Tôn trọng, phát huy dân chủ, tự do tư tưởng trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, nghiên cứu, sưu tầm để tạo ra các sản phẩm văn học, công trình nghệ thuật, gắn liền với phát huy trách nhiệm công dân của trí thức, văn nghệ sỹ.

e) Củng cố, đẩy mạnh hoạt động của các Hội văn học, nghệ thuật ở Trung ương và địa phương nhằm nâng cao khả năng tập hợp, phát huy tiềm năng sáng tạo và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ trong cả nước.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w