II. Các đề án triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/NQ CP của Chính phủ:
2. Đánh giá tổng quan về tình hình Văn học nghệ thuật hiện nay
Trong sáng tạo nghệ thuật, về căn bản, các tác phẩm văn nghệ đi đúng hướng phản ánh hiện thực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hôm nay, các tác giả tiếp tục tái hiện hiện thực cách mạng và kháng chiến hào hùng của dân tộc (1945 – 1975), lịch sử kiên cường bất khuất và những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Văn nghệ cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái mới tiến bộ, tạo dựng những tấm gương điển hình của con người thời đại: người lao động sáng tạo (công nhân, nông dân, trí thức), những người làm giàu chân chính cho đất nước (thương nhân, nhà doanh nghiệp, nhà kinh doanh), bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh xã hội (chiến sĩ lực lượng vũ trang, công an nhân dân).
Văn nghệ phê phán khá mạnh mẽ cái tiêu cực (tình trạng mất dân chủ, tham nhũng, lộng quyền và lạm quyền, thoái hóa biến chất về lý tưởng, đạo đức, lối sống vị kỉ, không tinh nghĩa, chạy theo đồng tiền và lợi ích vật chất thiển cận...).
Văn nghệ sĩ được đảm bảo tự do sáng tạo, được chú trọng bảo vệ bản quyền về sáng tác, biểu diễn. Từ năm 2000 nhà nước đảm bảo hỗ trợ cho việc sáng tạo và quảng bá tác phẩm, duy trì hoạt động của tổ chức Hội VHNT với tư cách là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Nhà nước đã thực hiện thể chế hóa tổ chức của Hội trong văn bản Pháp lệnh về Hội nghề nghiệp đặc thù trong đó có Hội VHNT. Song, đội ngũ văn nghệ sỹ đã có sự phân hoá: một bộ phận lớn văn
nghệ sỹ (những người cao tuổi gắn bó với cách mạng và kháng chiến) là lực lượng nòng cốt trong các Hội Văn học nghệ thuật vẫn giữ quan điểm sáng tác của Đảng. Còn một bộ phận văn nghệ sỹ trẻ, có tài, có tác phẩm hiện nay hành nghề tự do, không muốn vào Hội. Tác phẩm của họ tự xuất bản, tổ chức biểu diễn, làm phim theo đơn đặt hàng của các Háng tư nhân. Nội dung tác phẩm chủ yếu đề cập tới hiện thực đời sống xã hội đương đại với cách nhìn, cách nghĩ của giới trẻ. Tác phẩm ít có chiều sâu về tư tưởng, giá trị nhân văn nhưng lại được các cơ quan truyền thông quảng bá rộng rãi có tác động không nhỏ đến thị hiếu thẩm mĩ cảu công chúng (nhất là tầng lớp bình dân và giới trẻ).
Về nghiên cứu, lý luận, phê bình, đã đẩy lùi khuynh hướng phủ nhận thành tựu của văn nghệ cách mạng, kháng chiến, kiên trì bảo vệ và phát triển đường lối văn học nghệ thuật mácxit-leninit và tư tuởng văn nghệ Hồ Chí Minh.
Bước đầu quan tâm thu hút lực lượng văn nghệ sĩ Việt Nam yêu nước tiến bộ đang định cư ở nước ngoài về nước tham gia sáng tác, biểu diễn, phát huy những giá trị truyền thống văn nghệ của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Thực hiện hợp tác giao lưu văn hóa với nước ngoài qua dịch thuật, xuất bản, lưu diễn, tổ chức trại sáng tác quốc tế ở Việt Nam và dự các liên hoan văn nghệ, các cuộc thi biểu diễn ở nước ngoài.
Tuy nhiên mặt trận văn nghệ còn bộc lộ những khuyết nhuợc điểm:
- Cá biệt có VNS chưa đề cao trách nhiệm xã hội, công dân, suy giảm lòng tin vào sự nghiệp cách mạng, phát ngôn, viết hồi ký, sách báo bộc lộ sự dao động hoài nghi về lý tưởng và niềm tin về sự phát triển của đất nước trong vận hội mới.
- Vẫn tồn tại dai dẳng khuynh hướng thuơng mại hóa, giải trí tầm thường hóa ở một số lĩnh vực, chi phối một bộ phận công chúng (âm nhạc, điện ảnh, sân khấu).
- Thiếu vắng những tác phẩm giá trị tâm huyết, để đời, của những cá tính sáng tạo độc đáo, nghệ sĩ lớn bậc thầy. Còn có biểu hiện dễ dãi bằng lòng với tình trạng nghiệp dư, “ăn xổi ở thì”, chiều theo thị hiếu cũ kĩ, hoặc tầm thường, thậm chí lập dị, ngộ nhận dưới danh nghĩa các trào lưu thời thượng như: hậu hiện đại, giải cấu trúc, đại tự sự...