2.1. Về quản lý nhà nước: xác định vai trò và định hướng của Nhà nước trong phát triển sự nghiệp điện ảnh trên nguyên tắc khuyến khích xã hội hóa trong phát triển sự nghiệp điện ảnh trên nguyên tắc khuyến khích xã hội hóa những gì tư nhân không làm được thì cơ quan nhà nước sẽ chỉ đạo và triển khai làm với sự đầu tư thỏa đáng
- Nhà nước chỉ đạo, đầu tư sản xuất các tác phẩm chính thống, giàu tính nhân văn và điều tiết việc chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, phim về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử, dân tộc thiểu số, phim có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao (thông qua việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Thông tư biên Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch – Tài chính hướng dẫn việc đấu thấu và đặt hàng sản xuất phim có sử dụng ngân sách nhà nước). Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh Việt Nam khi được thành lập sẽ thưởng cho các tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật, tài trợ để khuyến khích các bộ phim nghệ thuật, phim tác giả, phim của đạo diễn trẻ tài năng… Đồng thời có cơ chế để thông qua Quỹ, thiết lập cơ chế cơ chế để doanh thu điện ảnh quay lại tái đầu tư cho điện ảnh.
- Ở địa phương: Củng cố trung tâm điện ảnh ở tất cả các tỉnh, thành theo một mô hình, cơ chế thông nhất: đơn vị sự nghiệp có thu. Phát huy chiếu bóng lưu động (chế độ, chính sách, biên chế, phương tiện…)
2.2. Củng cố đội ngũ, nguồn nhân lực điện ảnh
- Đào tạo chính quy tại các trường đại học điện ảnh theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại. Mở khoa điện ảnh hoặc ngành điện ảnh tại một số trường đại học tổng hợp theo hướng vừa nâng cao văn hóa điện ảnh, vừa tiếp cận với điện ảnh chuyên nghiệp.
- Đào tạo lại- nâng cao tay nghề, nghiệp vụ ở các khu vực sáng tác, quản lý sản xuất, kỹ thuật, tiếp thị… Đây là giải pháp quan trọng, nhất là mở các lớp đào tạo ngắn hạn với chuyên gia nước ngoài và Việt Nam.
- Phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh để: bồi dưỡng trong nước; cử đi đào tạo ở nước ngoài… Trại sáng tác tài năng tại LHPQT Hà Nội lần thứ II là một mô hình rất thành công để phát hiện và bồi dưỡng tài năng, vì vậy, nên mở định kỳ Trại sáng tác này đồng thời với việc mở các khóa ngắn hạn hàng năm cho các tài năng trẻ theo dạng nâng cao trình độ và nâng cao chất lượng học viên với các giáo sư, chuyên gia nổi tiếng từ các nền điện ảnh phát triển.
2.3. Nâng cao năng lực quản lý ngành
- Quản lý nhà nước về điện ảnh ở cả trung ương và địa phương trong sản xuất, phổ biến và kinh doanh điện ảnh.
- Thực thi đúng, đủ và hiệu quả Luật Điện ảnh, các văn bản dưới luật và các quy định khác của pháp luật về điện ảnh trong các hoạt động điện ảnh, đưa pháp luật đi vào cuộc sống.
- Kiểm tra, thanh tra, xử phạt, khen thưởng
2.4. Xây dựng cơ sở kỹ thuật đồng bộ và đổi mới công nghệ điện ảnh
- Tìm bước đi chuẩn xác, đúng hướng để tận dụng, kết hợp và thay thế hợp lý từ cơ sở vật chất kỹ thuật cũ sang công nghệ mới, thay thế thiết bị sản xuất và chiếu phim nhựa sang thiết bị số chất lượng cao và phù hợp với thế giới.
- Đầu tư hệ thống thiết bị công nghệ số trong sản xuất phim và hệ thống rạp chiếu phim (trung ương và địa phương), trong bảo quản và lưu trữ phim và các lĩnh vực hoạt động khác của điện ảnh.
- Đầu tư cho hệ thống trường quay nội, trường quay ngoại đạt tiêu chuẩn từ nhiều nguồn vốn.
2.5. Phát triển điện ảnh trên cơ sở mối quan hệ liên hoàn giữa sáng tác-sản xuất- phổ biến phim sản xuất- phổ biến phim
- Phát triển điện ảnh theo hướng chuyên nghiệp và đồng bộ để phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, bồi dưỡng nhân cách và thẩm mỹ đồng thời đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh của khán giả.
- Thiết lập chuẩn giá trị cho tác phẩm điện ảnh thông qua các kỳ trao giải thưởng, Liên hoan phim quốc gia, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội.
- Triển khai tốt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, hỗ trợ nhau cùng phát triển giữa điện ảnh và truyền hình: nâng cao quản lý nhà nước đối với phim trên truyền hình, tăng cường tuyên truyền điện ảnh trên truyền hình, hợp tác trong sản xuất phim; hợp tác trong phổ biến phim thông qua việc xây dựng khung giờ chiếu phim điện ảnh trên truyền hình… (thông qua biên bản ghi nhớ giữa Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch và Đài Truyền hình Việt Nam về điện ảnh- truyền hình).
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác, gắn bó, hỗ trợ nhau cùng phát triển giữa điện ảnh và báo chí- truyền thông.
2.6. Tạo lập vị trí của điện ảnh Việt Nam trong khu vực và trên thế giới
- Đưa phim Việt Nam ra thế giới ở 3 cấp độ:
+ Tham dự các Tuần phim Việt Nam, Ngày văn hóa Việt Nam, các sự kiện văn hóa nghệ thuật theo thỏa thuận, hiệp định, quan hệ ngoại giao… (phim đáp ứng yêu cầu đối ngoại)
+ Tham dự các Liên hoan Phim quốc tế (phim có giá trị nghệ thuật và có tìm tòi mới mẻ).
+ Thiết lập thị trường điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài (phim có giá trị thương mại, giá trị nhân văn).
- Giới thiệu phim xuất sắc, có giá trị của nước ngoài tại Việt Nam.
- Xây dựng thương hiệu LHPQT Hà Nội thành một trong những LHPQT có uy tín trong khu vực, thông qua đó đẩy mạnh hội nhập điện ảnh đồng thời quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới và tìm cơ hội hợp tác, phát triển điện ảnh.
- Hợp tác, liên doanh làm phim với nước ngoài nhằm tăng nguồn thu đồng thời tận dụng cơ hội học tập kinh nghiệm nghề nghiệp và kỹ thuật quốc tế để phát triển điện ảnh Việt Nam.
I. KẾT LUẬN
Trên đây là những đánh giá sơ bộ về tình hình điện ảnh Việt Nam trong 5 năm triển khai thự hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và những kiến nghị để phát triển điện ảnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo chúng tôi có 2 giải pháp quan trọng hàng đầu có thể tiến hành ngay được:
Một là, về phía ngành, việc tập hợp lực lượng, sự đồng tâm hiệp lực giữa các cơ quan, tổ chức cá nhân làm điện ảnh, giữa các nhà quản lý và nghệ sĩ, giữa Cục và Hội Điện ảnh, giữa điện ảnh nhà nước và tư nhân, giữa trung ương và địa phương… Điều này trong hai năm qua Cục Điện ảnh đã dần làm được. Kết quả tích cực của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 ở Phú Yên (11/2011), Hội nghị toàn quốc về Thực trạng và giải pháp đấy mạnh hoạt động phát hành và phổ biến phim (7/2012), Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ II (11/2012) và Đợt kỷ niệm 60 năm Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập Ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ điều này.
Hai là, sự quan tâm thích đáng của Nhà nước đối với điện ảnh như một loại hình nghệ thuật và công nghiệp văn hóa quan trọng. Điều này thể hiện trong chính sách và nguồn kinh phí đầu tư, cơ chế khuyến khích sáng tác…, tất cả đang nằm trong những văn bản, đề án cụ thể đang chờ được thông qua để sớm đưa vào thực hiện (Thông tư đấu thầu sản xuất phim, Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh…).
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN VIỆT NAM SAU 05 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: NHỮNG THÀNH TỰU, KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP
KIẾN NGHỊ
Nhạc sỹ Đào Đăng Hoàn Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch