Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nghệ thuật biểu diễn sân khấu và biểu diễn ca múa nhạc là loại hình đặc biệt của hoạt động văn hoá, là lao động sáng tạo của nghệ sỹ phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Trong những năm qua, tình hình ngân sách Nhà nước có nhiều khó khăn, cùng với việc chuyển cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, chính sách tài trợ của ngân sách Nhà nước cho các đơn vị nghệ thuật chưa được hướng dẫn thống nhất, mỗi nơi tiến hành một cách, nhiều đơn vị nghệ thuật chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng nghệ thuật, chạy theo thị hiếu tầm thường để doanh thu, các loại hình nghệ thuật truyền thống bị sa sút nghiêm trọng.
* Về đầu tư cơ sở hạ tầng và các thiết chế
Quyết định số 45/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến 2010 đã đưa ra kế hoạch “cải tạo, nâng cấp các rạp hát hiện có, đồng thời xây dựng mới một số nhà hát, trung tâm văn hoá... Năm 2010 phấn đấu 100% các đơn vị nghệ thuật có sàn tập đủ điều
kiện luyện tập và dàn dựng tác phẩm” và đưa ra một danh mục các nhà hát sẽ
được xây dựng đến năm 2010. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có một số nhà hát được nâng cấp, cải tạo như Rạp hát Hồng Hà giao cho Nhà hát Tuồng Việt Nam, Rạp
Kim Mã giao cho Nhà hát Chèo Việt Nam; Rạp Công nhân giao cho Nhà hát Kịch Hà Nội, 01 nhà hát được xây dựng mới là Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ - Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam, 01 nhà hát chuẩn bị khởi công xây dựng mới là Nhà hát Ca, múa, nhạc dân gian Việt Bắc tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Hiện cả nước có 128 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, hơn 200 đoàn nghệ thuật xã hội hoá, hơn 41.000 đội văn nghệ cấp xã, phường, hàng trăm đội thông tin tuyên truyền, chưa kể hơn 150 câu lạc bộ nghệ thuật tư nhân. Nhưng hiện nay mới chỉ có gần 130 điểm biểu diễn nghệ thuật có mái che bao gồm nhà hát, rạp hát, trung tâm văn hoá, cung văn hoá tập trung tại các thành phố lớn và chủ yếu có từ thời Pháp. Nhiều tỉnh chưa có nhà hát, hoạt động Nghệ thuật biểu diễn được thực hiện tại các nhà văn hóa. Tại không ít tỉnh, thành phố, thiết chế văn hoá ở các vị trí đắc địa, trong đó có nhà hát, còn bị bán hoặc bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Một số rạp hát, trung tâm văn hoá mới xây ở xa trung tâm dân cư, không tiện đường giao thông nên hiệu quả hoạt động Nghệ thuật biểu diễn không cao, trong khi những địa điểm đẹp thường được dành để xây dựng nhà hàng, khách sạn. Tại Hà Nội, trong số 12 đơn vị Nghệ thuật biểu diễn trung ương chỉ có 3 nhà hát ở mặt tiền phố lớn, đi lại thuận tiện; còn lại, nếu đơn vị có rạp thì hầu như đều nằm trong ngõ hẹp. Hầu hết các khu đô thị mới không có một công trình văn hóa nào. Các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa có thể dùng Biểu diễn nghệ thuật phần lớn được xây dựng với chức năng hội trường, vì vậy sân khấu, âm thanh, ánh sáng,… không được thiết kế phù hợp với hoạt động Nghệ thuật biểu diễn.
Về trang thiết bị, những năm gần đây, một số địa phương đã quan tâm đầu tư
cho các đoàn nghệ thuật của mình, nhưng nhìn chung việc đầu tư cho lĩnh vực này còn rất hạn chế; các đơn vị Nghệ thuật biểu diễn công lập phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thiết bị âm thanh, ánh sáng, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho luyện tập và biểu diễn thiếu thốn, cũ kỹ, lạc hậu. Một số nhà hát, cơ sở biểu diễn tuy được sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị nhưng chất lượng không đáp ứng yêu cầu, hiệu quả sử dụng không cao do không có chỗ lắp đặt, thiết bị máy móc chắp vá, không đồng bộ, kỹ thuật viên sử dụng thiết bị âm thanh ánh sáng không được đào tạo đúng chuyên ngành, ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật và không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân.
* Chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp nghề và bồi dưỡng luyện tập biểu diễn
Với đặc thù của lĩnh vực nghệ thuật, mọi sáng tạo đều mang dấu ấn riêng của cá nhân. Các chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ lại đang mang tính cào bằng, không chú ý đến đặc thù của người lao động nghệ thuật. Vì vậy, không động viên được sức sáng tạo của người nghệ sĩ.
+ Chính sách tiền lương
Hiện nay, theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó thang lương của người hoạt động Nghệ thuật biểu diễn gồm ba hạng (hạng I, hạng II, hạng III) với 26 bậc, nhưng tiêu chí cụ thể để xếp ngạch
lương theo hạng cho diễn viên thì chưa được ban hành cụ thể. Theo quy định của Bộ Nội vụ, việc nâng ngạch từ hạng III lên hạng II phải qua kỳ thi nâng ngạch như viên chức ngành nghề khác. Nhưng nhiều năm qua, việc tổ chức thi nâng ngạch cho ngành Nghệ thuật biểu diễn không được thực hiện. Nhiều nghệ sỹ được Nhà nước đánh giá, công nhận và phong tặng các danh hiệu cao quý hiện đang hoạt động hiệu quả trong các đơn vị nghệ thuật trung ương và địa phương đã vượt khung lương diễn viên hạng III từ 15 năm tới 19 năm nay vẫn không có cơ hội được xét hoặc thi nâng chuyển ngạch bậc...
+ Chế độ phụ cấp nghề và bồi dưỡng luyện tập biểu diễn
Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa-Thông tin và Thông tư liên tịch số 94/2006/TTLT/ BVHTT-BNV- BTC ngày 01/12/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày
09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên) trong các đơn vị nghệ thuật của nhà nước thuộc ngành văn hoá, mức phụ cấp nghề nghiệp tùy theo loại hình nghệ thuật đối với nghệ sĩ là 15% hoặc 20% lương cơ bản; bồi dưỡng luyện tập từ
10.000đ - 20.000đ/buổi và bồi dưỡng biểu diễn từ 20.000 đ - 50.000đ/buổi. Với mức hưởng phụ cấp và bồi dưỡng luyện tập trên, các nghệ sỹ muốn gắn bó lâu dài với
nghề phải tìm thêm những công việc khác, nhiều khi không liên quan đến nghệ thuật để có thể bảo đảm cuộc sống và duy trì nghề nghiệp.
* Chế độ nhuận bút
Chế độ nhuận bút hiện hành được quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ- CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2003 của liên tịch Bộ Văn hóa - Thông tin (trước đây) và Bộ Tài chính hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm.
Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ Nhuận bút quy định khung nhuận bút chi trả cho các tác giả trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, một số thành phố lớn, các đoàn nghệ thuật có nguồn thu cao cho rằng khung nhuận bút trong Nghị định là quá thấp. Nhưng một số tỉnh, các đơn vị Nghệ thuật biểu diễn của địa phương cho rằng, mức quy định trong Nghị định 61 là cao, ngân sách địa phương không có khả năng chi trả. Cho nên, nhiều đơn vị Nghệ thuật biểu diễn không áp dụng khung nhuận bút này, mà thực hiện chi trả nhuận bút theo sự thỏa thuận với tác giả thông qua hợp đồng dân sự.
* Chế độ bảo hiểm xã hội
Do đặc thù hoạt động Nghệ thuật biểu diễn, đối với một số môn nghệ thuật như xiếc, múa,... nghệ sĩ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao, dễ xảy ra chấn thương, tai nạn. Tuy nhiên, mức mua bảo hiểm cho diễn viên thường thấp, khi xảy ra tai nạn, việc chi trả từ bảo hiểm không cao, không đảm bảo được quyền lợi
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì chỉ thực hiện cho một số lao động biểu diễn nghệ thuật (các nghệ sỹ) đủ điều kiện theo quy định mới được hưởng lương hưu. Thực tế, hiện nay có nhiều nghệ sỹ vẫn còn sức khỏe, nhưng không còn khả năng biểu diễn nghệ thuật, không thể đào tạo lại được, không bố trí được công việc khác, vẫn còn trong biên chế và hưởng lương lại không thuộc đối tượng hưởng lương hưu theo quy định vì có tuổi đời: nam từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi, nữ từ đủ trẻ hóa được đội ngũ, không khuyến khích nghệ sĩ trẻ hăng say sáng tạo.
* Chính sách thẩm định các tác phẩm nghệ thuật
Mức thu phí thẩm định quá thấp, không tương xứng với công sức bỏ ra cho việc thẩm định, không phù hợp với các mức thu phí trong tương quan các ngành kinh tế khác, không khuyến khích kịp thời các nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
- Văn bản ban hành đã được gần 8 năm trong khi tình trạng trượt giá diễn ra từng ngày, riêng cải cách chế độ tiền lương cho người lao động (mặc dù thất bại do bão giá) nhưng về con số đơn thuần cũng đã tăng gấp nhiều lần… Các văn bản trên ban hành đã lâu, khung giá quá cứng nhắc, tình hình trượt giá cho đến nay đã gấp 3.0 lần so với mức lương cơ bản. Mức thu phí thẩm định quá thấp, không tương xứng với công sức bỏ ra cho việc thẩm định, không phù hợp với các mức thu phí trong tương quan các ngành kinh tế khác, không khuyến khích kịp thời cho các nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa nói chung, Nghệ thuật biểu diễn nói riêng.
* Chính sách đấu thầu đặt hàng tác phẩm
Các văn bản pháp quy về đấu thầu, đặt hàng hiện nay đã có, nhưng cho đến thời điểm hiện tại chưa có văn bản nào quy định cụ thể về đấu thầu, đặt hàng trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật sử dụng ngân sách Nhà nước. Vì vậy, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật không thể tiến hành đấu thầu như yêu cầu của Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước