Hoạt động sự nghiệp

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 66 - 68)

IV. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO NGÀNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TỪ NĂM 2013-2020, TẦM NHÌN

8. Tiếp tục hoàn thiện quy định về trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ công tác cũng như cơ chế phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước

1.2. Hoạt động sự nghiệp

Các hoạt động sự nghiệp hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào các hoạt động như sáng tác, công bố, phổ biến tác phẩm, xây dựng các công trình mỹ thuật, tổ chức các trại sáng tác.v.v… Các hoạt động này ở các quy mô như toàn quốc, khu vực, tỉnh, thành phố, đơn vị, cá nhân, thường xuyên diễn ra trong cả nước.

Một số cuộc triển lãm có quy mô lớn, tầm ảnh hưởng rộng như: - Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (5 năm 1 lần)

- Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc (5 năm 1 lần) - Triển lãm điêu khắc (10 năm 1 lần)

- Triển lãm Mỹ thuật hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam diễn ra ở 8 khu vực trong cả nước

- Triển lãm Nhiếp ảnh hàng năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam diễn ra ở 8 khu vực trong cả nước

- Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc (2 năm 1 lần)

- Triển lãm ảnh quốc tế Việt Nam của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (2 năm 1 lần).

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (5 năm 1 lần) và Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc (2 năm 1 lần) là hai triển lãm có quy mô lớn nhất hiện nay của ngành Mỹ thuật và Nhiếp ảnh. Triển lãm nhằm tổng kết và đánh giá chặng đường sáng tác của các nghệ sĩ, có thể nhìn nhận, đánh giá sự phát triển cũng như những hạn chế của hoạt động Mỹ thuật, Nhiếp ảnh thông qua các triển lãm này.

Ngoài các triển lãm định kỳ trên còn có nhiều triển lãm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh chuyên đề khác do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Văn học nghệ thuật, các tổ chức, cá nhân tổ chức trong khắp cả nước thu hút được đông đảo nghệ sĩ tham gia, tạo ra nhiều tác phẩm tốt phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Triển lãm Mỹ thuật và Ảnh chuyên đề “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã thu hút được nghệ sỹ của cả nước tham dự.

Festival mỹ thuật trẻ đã quy tụ các nghệ sỹ trẻ đang thể nghiệm các dòng mỹ thuật mới như: video art, sắp đặt, trình diễn…tạo được sự hung phấn cho các nghệ sỹ trẻ khi có sự tương tác với công chúng.

Triển lãm ảnh ý tưởng vừa qua đã tạo cho giới nhiếp ảnh một cách nhìn mới, kích thích sự sáng tạo và phần nào giúp nghệ sỹ thay đổi cách nhìn, cách tư duy sáng tạo của một trong những nhánh nhiếp ảnh đương đại.

Đề án 844 về đặt hàng sáng tác đề tài chiến tranh cách mạng thời kỳ 1930- 1945 đang được triển khai.

Các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh của Việt Nam đưa ra trưng bày ở nước ngoài thời gian qua đã làm tốt việc giới thiệu văn hóa nghệ thuật của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Các triển lãm như Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam tại Trung Quốc, Triển lãm ảnh nghệ thuật tại Pháp và Mỹ do Bộ VHTTDL tổ chức cùng với các triển lãm do các cơ quan tổ chức, các địa phương, cá nhân, nhóm tác giả Việt Nam trưng bày ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, Đức, Hà Lan, Thụy Điển.v.v.. đã góp phần rất tích cực vào việc giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam góp phần quảng bá cho du lịch.

Các triển lãm quốc tế vào Việt Nam thời gian qua cũng đã làm tốt việc giới thiệu văn hóa và đất nước, con người các nước bè bạn quốc tế với nhân dân Việt Nam, góp phần vào sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới: Triển lãm của 15 nhà Nhiếp ảnh nổi tiếng thế giới; Triển lãm các họa sỹ nổi tiếng của Ấn Độ; Triển lãm của các họa sỹ trẻ Châu Á…

Trong cả nước hiện nay có khoảng 1.500 họa sĩ, nhà điêu khắc là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam; trên 800 hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và hàng ngàn hội viên của các Hội văn học nghệ thuật địa phương. Đây là một lực lượng nghệ sĩ đông đảo có chuyên môn nghiệp vụ tốt, sức sáng tạo dồi dào đang tích cực đóng góp cho sự nghiệp phát triển của ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh.

Đến thời điểm này, trên cả nước đã có 370 công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xây dựng, một số địa phương đã có vườn tượng, tổ chức các trại sáng tác điêu khắc như Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Huế, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Hội An (Quảng Nam), Bà Rịa- Vũng Tàu, An Giang đóng góp tích cực trong việc tôn vinh truyền thống lịch sử, cách mạng tạo ra các tác phẩm điêu khắc đưa nghệ thuật đến gần với đại chúng, góp phần làm đẹp môi trường, cảnh quan nghệ thuật phục vụ nhân dân.

Về công tác đào tạo Mỹ thuật, Nhiếp ảnh trong thời gian qua đã có những chuyển biến về chất lượng, giáo trình, quy mô và ngành học, gắn với thực tế xã hội hơn, phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về chất lượng đào tạo, quy mô, ngành học, số lượng tuyển sinh cũng là những vấn đề cần nghiên cứu, đổi mới cho phù hợp với sự phát triển.

Công tác bảo quản, lưu giữ các tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh cũng cần được quan tâm hơn nữa, gần đây giới Mỹ thuật rất vui mừng khi Bảo tàng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh được cấp thêm diện tích trưng bày mới và có những thay đổi trong cách thức trưng bày; Tp. Đà Nẵng cũng đã có đề án xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Tp. Đà Nẵng; Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã chính thức bắt tay vào việc xây dựng Trung tâm bảo quản, lưu giữ ảnh nghệ thuật; một số cá nhân, đơn vị đã và đang triển khai xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật tư nhân, Nhà tưởng niệm họa sĩ v.v…

Công tác giám định tác phẩm và đấu giá tác phẩm mỹ thuật hiện nay còn manh nha cả về tổ chức bộ máy và hoạt động, mặc dù nhu cầu của xã hội là có và cần thiết trong quá trình phát triển.

Các hoạt động triển lãm văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch (ngoài triển lãm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh) trong thời gian qua cơ bản là hoạt động tốt. Tuy nhiên các địa phương nhìn chung còn ít quan tâm đến hoạt động triển lãm, có địa phương có nhà trưng bày triển lãm, nhiều địa phương chưa có; nội dung hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực này chưa phong phú, chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội.

Các hoạt động sáng tác mẫu, kiểu dáng và triển lãm thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật ứng dụng là một trong những nội dung thuộc sự quản lý của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương nhưng sự quan tâm ở lĩnh vực này chưa nhiều. Cái khó hiện nay là mô hình quản lý còn phân tán. Mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật thủ công gắn nhiều với doanh nghiệp và làng nghề thuộc sự quản lý nhà nước của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngành văn hóa nên tập trung vào nội dung văn hóa của mảng công tác này, đó là các hoạt động để khuyến khích sáng tạo ra những kiểu dáng, mẫu mã mới vừa có yếu tố văn hóa, yếu tố thẩm mỹ và có công năng hữu ích, thúc đẩy sự phát triển góp phần gìn giữ các giá trị của di sản truyền thống của dân tộc và phát triển lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng phù hợp với đời sống hiện đại.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w