II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
TRIỂN VĂN HỌC,NGHỆ THUẬT TRONG THỜI KỲ MỚI”
Nguyễn Văn Ảnh Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Bắc Ninh
Cấp ủy, lãnh đạo ngành VHTT&DL Bắc Ninh đã tích cực đề ra các chủ trương, giải pháp chỉ đạo các đơn vị từ tỉnh tới cơ sở nhằm xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật, góp phần đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Các đơn vị hoạt động nghệ thuật, như Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, Trung tâm văn hoá tỉnh, huyện, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch, đội văn nghệ các huyện và cơ sở, các câu lạc bộ thơ ca ... đã có sự chuyển biến mới về hoạt động sau khi triển khai Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Ngành VHTT&DL đã tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh một số văn bản chính sách nhăn phát triển văn học nghệ thuật như: Quyết định về quy định tiêu chuẩn công nhận nghệ nhân Dân ca quan họ; quyết định về chế độ giải thưởng hội thi hát Dân ca quan họ đầu xuân hàng năm; quy định hỗ trợ nghệ nhân và diên viên nhạc công nhân viên nhà hát Dân ca quan họ (đối với nghệ nhân mức hỗ trợ 1 triệu/ tháng và tiền bảo hiểm, tiền tử tuất; đối với diên viên nghệ sỹ, nhạc công... mức hỗ trợ tăng gấp ba lần so với quy định của nhà nước); quỹ hỗ trợ tài năng trẻ; quỹ tài năng Phạm Văn Trà; quyết định về thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh và hỗ trợ đào tạo; hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, xã, hỗ trợ các trang thiết bị của các nhà văn hóa...
Trình và được HĐND thông qua Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 20, 22 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 100 và 101 của UBND tỉnh quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh; Quy chế xét duyệt danh hiệu nghệ nhân quan họ...Hằng năm, xuất bản 4 số bản tin VHTTDL Bắc Ninh tuyên truyền, phản ánh các sự kiện của đất nước, địa phương, các hoạt động của ngành phát hành đến các thôn, khu dân cư trên địa bàn tỉnh; website của sở.
Trong những năm qua trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tỉnh đã tổ chức được gần 5 nghìn buổi chiếu, phục vụ trên 2 triệu lượt người xem. Trên Sân văn hoá Cầu Gỗ tỉnh với sức chứa 3.500 người đã tổ chức được hơn 230 buổi biểu diễn với nhiều thể loại như: Ca nhạc, Xiếc, Kịch nói, Cải lương; phục vụ trên 430 nghìn lượt người xem. Về hoạt động tại Rạp chiếu bóng Bắc Ninh, đã tổ chức chiếu được hơn 1.000 buổi; Trong đó có hơn 500 buổi tuyên truyền nhiệm vụ chính trị không doanh thu; phục vụ hàng trăm nghìn lượt người xem.Công tác sản xuất và phát hành băng đĩa hình, đĩa phim, đã phát hành được hàng nghìn băng đĩa.
Hoạt động thư viện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đọc, tìm kiếm thông tin cho mọi đối tượng đến nghiên cứu, học tập, giải trí. Bảo tàng tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động nghiệp vụ và đạt được nhiều kết quả đáng kể, từ công tác sưu tầm hiện vật, phân loại đến tổ chức trưng bày, triển lãm; hàng năm, lượng hiện vật bảo tàng sưu tầm được đều đạt con số cao (trung bình từ 600 đến 1000 hiện vật/năm) cùng hàng ngàn trang tư liệu, chụp và sưu tầm hàng trăm ảnh tư liệu. Hiện Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm được tổng cộng 3.550 hiện vật bảo tàng, 49 tài liệu và 304 bản in dập bia đá.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho ngành văn hóa được duy trì hằng năm với gần 100 học viên theo học tại trường Trung cấp Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch và hàng trăm học viên tại các lớp bồi dưỡng hạt nhân văn nghệ ở cơ sở; Trường còn thực hiện liên kết đào tạo với một số trường Đại học mở các lớp đào tạo hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học ở 02 cấp học: Đại học và Trung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, đồng thời giúp cho một số tỉnh bạn củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành văn hóa, giáo dục. Cùng với việc đào tạo, trường đã phối hợp với các ngành liên quan hoàn thiện việc nghiên cứu, biên soạn giáo trình giảng dạy hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Quan họ đối đáp, lý thuyết Quan họ bậc Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy 03 năm của trường; tài liệu dạy hát dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Những tài liệu này được Hội đồng thẩm định và đưa vào giảng dạy bắt đầu từ năm học 2011- 2012.
Đối với các đơn vị biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt đề án nâng cấp Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh thành Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để anh em nghệ sỹ của đơn vị phấn đấu trở thành hội viên của Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật, Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh... nhằm phát triển, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sỹ, cộng tác viên trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Ngoài nhiệm vụ biểu diễn phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tuyên truyền,
quảng bá, giới thiệu về dân ca Quan họ Bắc Ninh với khán giả trong và ngoài nước, kết hợp biểu diễn doanh thu, Nhà hát còn có nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn các hình thức hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh truyền thống, nghiên cứu thể nghiệm các loại hình ca hát Quan họ trên sân khấu và quảng bá về Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Hoạt động của Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong những năm qua đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, trong 5 năm từ 2008 đến năm 2012 Nhà hát đã tổ chức biểu diễn 526 buổi cho gần 150 nghìn lượt người, chất lượng các chương trình biểu diễn được nâng lên một cách rõ rệt, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của tập thể cán bộ, diễn viên Nhà hát đã được đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước, bạn bè quốc tế cũng như kiều bào ở nước ngoài khen ngợi và đánh giá cao.
Ngày 30/9/2009 dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngành VHTT&DL đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo và triển khai nhiều dự án, đề án, chương trình hành động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản tiêu biểu như: tổ chức chuyền dậy dân ca Quan họ cho hàng vạn nhân dân ở các gia đình, thôn, làng, các câu lạc bộ và đặc biệt là các trường phổ thông trên toàn tỉnh; xây dựng trung tâm lưu trữ, bảo tồn và khai thác di sản văn hóa DCQH Bắc Ninh; tổ chức kiểm kê di sản dân ca Quan họ hàng năm; thành lập hiệp hội những người yêu dân ca Quan họ tỉnh Bắc Ninh; tổ chức các đoàn nghệ thuật tham gia biểu diễn quảng bá về di sản DCQH ở trong và ngoài nước; hàng năm tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt Về
miền Quan họ (4 chương trình) và phối hợp với các tỉnh thành trên cả nước tổ
chức quảng bá, giới thiệu về di sản DCQH Bắc Ninh; đưa dân ca quan họ trở thành sản phẩm đặc biệt của các hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Hàng năm tổ chức hội thi hát DCQH đầu xuân.
Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển sâu rộng. Hiện toàn tỉnh có tới trên 700 Đội văn nghệ, CLB văn nghệ thu hút khoảng trên 20.000 diễn viên, hội viên không chuyên tham gia sinh hoạt. Các câu lạc bộ, Đội văn nghệ này đã và đang được các cấp, các ngành, các địa phương tương đối quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động, góp phần tích cực trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Hoạt động của các Câu lạc bộ, đội văn nghệ là nơi nuôi dưỡng các hạt nhân văn nghệ ở cơ sở và là nguồn lực chính để tham gia các cuộc hội thi, liên hoan văn nghệ quần chúng của tỉnh, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các loại di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là dân ca Quan họ Bắc Ninh; tạo môi trường sinh hoạt văn hóa vui tươi, lành mạnh, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho người dân địa phương. Đây cũng là nội dung quan trọng trong chỉ tiêu xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại các thôn, làng, khu phố.
Đối với Phong trào toàn dân “ĐKXDDDSVV” và việc thực hiện nghị quyết số 20, 22 của HĐND tỉnh đến nay đạt nhiều kết quả đáng khích lệ:
Về phong trào toàn dân ĐKXDĐSVH: có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; các phong trào VHVN phát triển; nhiều hội thi, hội diễn được tổ chức, số các CLB và người tham gia tăng hằng năm. tổng số làng quan họ gốc là 44, làng quan họ phát triển là 329...
Về các di sản và lễ hội: tổng số hơn 500 lễ hội, hơn 1250 di tích, hoạt động VHVN được tổ chức trong các lễ hội, c
Công nhận “Gia đình văn hóa”: Năm 2011, toàn tỉnh có 160.605 hộ đăng ký, đạt 73,63% so với tổng số và số hộ được công nhận là 116.638 hộ, đạt 53% so với tổng số. Năm 2012, có 241.115 hộ đăng ký, đạt 93,4% so với tổng số và được công nhận 231.023 hộ, đạt 89,5% so với tổng số.
Công nhận làng, khu phố văn hóa: Năm 2011, có 229/698 làng, khu phố được công nhận danh hiệu văn hóa các cấp, đạt 32,8% so với tổng số. Năm 2012, có 453/726 làng, khu phố được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt 62,4% so với tổng số, tăng 29,6% so với năm 2011.
Từ năm 2008- 2012: Tập thể và cá nhân Hội VHNT đã xuất bản 64 đầu sách, trong đó có 58 đầu sách văn học, 6 đầu sách nghệ thuật; Đã tổ chức và phối hợp tổ chức 9 cuộc triển lãm tranh cổ động, triển lãm mỹ thuật và triển lãm ảnh thời sự, nghệ thuật đều đặn hằng năm ở tỉnh với gần 350 tranh cổ động, hơn 300 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc và mỹ thuật ứng dụng, hơn 400 ảnh thời sự - nghệ thuật; tham gia đều đặn các cuộc triển lãm mỹ thuật, Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với tổng số trên 150 tác phẩm mỹ thuật, 83 tác phẩm ảnh nghệ thuật... Những năm vừa qua một số tác giả của Hội đã có hàng chục kịch bản được Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam dàn dựng, phát sóng.
Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” đã được các cấp các ngành trong tỉnh Bắc Ninh nghiêm túc quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện, qua 4 năm thực hiện đã thu được một số kết quả quan trọng. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với hoạt động văn học, nghệ thuật được nâng lên. Các hoạt động văn học nghệ thuật trong tỉnh đã nắm bắt và thực hiện đúng định hướng của Đảng. Các tác phẩm thuộc các thể loại đều tập trung khai thác từ
thực tế cuộc sống, sự phát triển kinh tế - xã hôi của địa phương làm cảm hứng và chất liệu sáng tạo nghệ thuật, phản ánh sinh động, chân thực cuộc sống của nhân dân Bắc Ninh trong thời kỳ hội nhập, đổi mới. Tính chuyên nghiệp trong các tác phẩm ngày càng được khẳng định. Hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh nhìn chung phát triển khá toàn diện, phong phú, đóng góp tích cực vào việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phát huy được vai trò là động lực góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh.
Một số hạn chế
Mặc dù đã có những phát triển và thành tựu đạt được, song so với yêu cầu phát triển của đời sống xã hội và xu thế hội nhập hiện nay, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) và Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bắc Ninh về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:
- Một số cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác văn học, nghệ thuật. Công tác quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật có lúc, có nơi còn hạn chế. Việc phối hợp giữa các đơn vị, sở, ngành, hội chưa được thường xuyên và chủ động.
- Phong trào sáng tác của quần chúng chưa mạnh; hoạt động giữa các chuyên ngành chưa đều; chưa có được những tác phẩm thật sự nổi trội, xứng tầm với công cuộc đổi mới của tỉnh và của đất nước, còn không ít tác phẩm văn học, nghệ thuật và hoạt động biểu diễn chưa thể hiện được tính chất tiên tiến và bản sắc văn hoá của một vùng quê có truyền thống văn hiến lâu đời.
- Công tác lý luận phê bình còn hạn chế; chủ trương trẻ hóa hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật còn chậm; việc triển khai xây dựng “Đề án phát triển VHNT” còn chậm; một số ít hội viên chưa hoạt động tích cực, còn có hội viên có tác phẩm mang tư tưởng lệch lạc, trái với đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác quản lý văn học - nghệ thuật chưa thật sự được quan tâm thường xuyên và có kế hoạch, quy hoạch lâu dài.
Một số giải pháp
Để tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Ngành VHTT&DL tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh tiếp tục chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý nhà nước, của chính quyền địa phương trong việc đổi mới cơ chế chính sách đối với văn học - nghệ thuật. Đặc biệt là việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức vai trò vị trí, đặc trưng của văn học - nghệ thuật cho cán bộ, đảng viên; nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị, cán bộ trực tiếp chỉ đạo quản lý văn hóa văn nghệ.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ của địa phương vững mạnh theo hướng toàn diện cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về loại hình sáng tạo. Chú trọng việc kết hợp giữa tính dân tộc và hiện đại trong sáng tác, phù hợp với năng lực nhận thức thẩm mỹ của công chúng. Tạo điều kiện cho Hội Văn học nghệ thuật tỉnh trong việc phát hiện, bồi dưỡng lực lượng sáng tác trẻ, là nguồn nhân lực kế thừa cho nhiều năm tiếp theo trong giai đoạn mới.
3. Chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản, báo chí, phát thanh truyền hình, các cơ quan chức năng và các địa phương trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với Hội văn học - Nghệ thuật tỉnh trong việc công bố, giới thiệu quảng bá các tác phẩm, công trình nghệ thuật có chất lượng tốt để định hướng thẩm mỹ cho công chúng; xây dựng và phát triển văn nghệ quần chúng, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hoá, văn nghệ truyền thống.
4. Củng cố, đổi mới hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, làm tốt vai