Về công tác chỉ đạo, quản lý, thực hiện cơ chế chính sách đối với văn nghệ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 41 - 43)

II. Các đề án triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/NQ CP của Chính phủ:

4.Về công tác chỉ đạo, quản lý, thực hiện cơ chế chính sách đối với văn nghệ

nghệ

Tài năng nói chung là quí hiếm, nhưng tài năng trong VHNT lại càng quí và hiếm. Tài năng trong VHNT được thể hiện ở nhiều yếu tố, nhưng trước hết và chủ yếu là ở đạo đức nghề nghiệp, thái độ công dân của văn nghệ sĩ và ở tác phẩm, công trình của họ. Trong VHNT, nếu không có tài năng thì không thể tạo ra được tác phẩm, công trình hay đáp ứng nhu cầu chân thiện mỹ của công chúng và xã hội.

- Nhận diện cho đúng tài năng trong VHNT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhưng chủ yếu và trước hết là ở các cơ quan quản lý VHNT, ở các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương, ở các Hội VHNT tỉnh, thành phố.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển VHNT trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN, vì vậy hoạt động VHNT cần có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

- Chống lại xu hướng nghiệp dư hóa trong VHNT theo tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X) đang được các cơ quan quản lý VHNT và lãnh đạo các Hội quan tâm chỉ đạo bằng việc xây dựng các qui chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật, xét tặng giải thưởng, các cuộc thi sáng tác, triển lãm khu vực…

- Chăm sóc, bồi dưỡng văn nghệ sĩ cả nước đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm, thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (năm 1998) về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và trong Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X, năm 2008 về “Tiếp tục xây dựng, phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”, trong Quyết định của Chính phủ về kinh phí hỗ trợ sáng tạo, sưu tầm VHNT giai đoạn 1999 – 2015.

Ngay sau khi có các Nghị quyết của Đảng ra đời, cấp ủy và tổ chức Đảng các cấp đã triển khai, quán triệt sâu rộng đến tận chi bộ, nhất là đối với đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước.

Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã xây dựng chương trình hành động cụ thể, với nhiều đề án liên quan đến VHNT để tổ chức thực hiện, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ, đầu tư kinh phí, nắm bắt tâm tư, diễn biến tư tưởng của văn nghệ sĩ để có biện pháp lãnh đạo kịp thời, do đó tạo được không khí đoàn kết, đồng thuận, nhất trí cao trong xã hội.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác chỉ đạo, quản lý, xây dựng cơ chế chính sách còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm.

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn xem nhẹ vai trò của văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế, chưa nhận thức đúng vai trò của VHNT góp phần củng cố trận địa tư tưởng của Đảng. Trong chỉ đạo điều hành còn thiếu sự quan tâm đúng mức đến việc kiện toàn mô hình tổ chức các Hội VHNT ở địa phương, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các Hội còn nghèo nàn, kinh phí phục vụ cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật… còn hạn chế. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí nhân sự chủ tịch Hội VHNT địa phương là người không am hiều về văn học nghệ thuật, trái với Quyết dịnh 284 của Ban Bí thư qui định về người lãnh đạo quản lý hội VHNT địa phương phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp. Dẫn đến nội bộ thiếu đoàn kết, làm ảnh hưởng đến tư tưởng

- Quản lý nhà nước về hoạt động VHNT còn buông lỏng nhất là hoạt động biểu diễn. Một số đề án về VHNT chưa được thể chế hóa cụ thể. Báo, tạp chí, các nhà xuất bản của các Hội còn gặp nhiều khó khăn trong phát hành, xuất bản mà chưa được tháo gỡ, giải quyết phù hợp trong tình hình mới. Việc xét tặng giải thưởng hàng năm của các Hội VHNT địa phương còn chưa thống nhất, có hội trao hàng năm, có hội trao giải thưởng 3 hoặc 5 năm một lần do còn gặp khó khăn về ngân sách…

- Quy định hệ số lương của nghệ sĩ biểu diễn (xiếc, múa, sân khấu) còn chưa tương xứng với đặc thù nghề nghiệp nên anh chị em còn nhiều băn khoăn, khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến niềm say mê sáng tạo, cống hiến trong hoạt động nghề nghiệp…

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 41 - 43)