VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG: NHỮNG
THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI VÀ CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Vũ Dương Thúy Ngà Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu văn học nghệ thuật. Đã trong một thời gian dài, quan niệm về người tài là người có đủ khả năng cầm, kỳ, thi, họa. Quan niệm này đã có sự thay đổi, nhưng văn học nghệ thuật vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.Với tầm nhìn cho sự phát triển bền vững và lâu dài những giá trị vô giá về văn học nghệ thuật mà các thế hệ người Việt Nam từ thuở Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh ngày nay đã sáng tạo nên, ngày 16 tháng 6 năm 2008 Nghị quyết 23- NQ/TW Bộ Chính Trị đã ra đời. Tinh thần của nghị quyết là tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Nghị quyết đã nêu rõ: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam…”
Từ nhận thức văn hoá và nghệ thuật là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam, Nghị quyết đã đưa ra định hướng cho ngành văn hoá là: “Trên cơ sở giữ gìn, phát triển, phát huy những giá trị của văn học, nghệ thuật dân tộc, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài” để làm giàu cho nền văn hoá hiện đại và chia sẻ với thế giới những độc đáo của văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Để tránh những tác động tiêu cực trong đổi mới và mở cửa, Nghị quyết đã nhấn mạnh: “đồng thời kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn áp đặt, xâm lăng văn hóa của các thế lực thù địch”. Một trong số những mục tiêu của xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật được xác định là: “xây dựng nhân cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ của các tầng lớp nhân dân; phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [1].
Là một thiết chế văn hóa thực hiện việc thu thập, bảo quản và truyền bá các di sản thư tịch của dân tộc và của nhân loại, thư viện đã có vai trò và đóng góp một phần không nhỏ vào việc lưu giữ và phát triển văn học nghệ thuật trong đời sống cộng đồng ở Việt Nam trong những năm vừa qua.
I. THƯ VIỆN VỚI VIỆC BẢO LƯU VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG THUẬT TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
Việc thu thập, bảo lưu các cổ bản và bổ sung thêm các tác phẩm văn học hiện đại ở trong và ngoài nước, cũng như các tài liệu nghệ thuật và tuyên truyền giới thiệu chúng đến với cộng đồng đã được ngành thư viện đặc biệt quan tâm. Chúng tôi nhận thức sâu sắc cùng với việc lưu giữ tài liệu trong thư viện cần phải tiến hành song song với việc tuyên truyền, quảng bá để cộng đồng quan tâm và sử dụng hiệu quả các tài liệu nói chung và tài liệu văn học, nghệ thuật nói riêng. Có như vậy thư viện mới thực sự trở thành cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, giúp con người không ngừng hoàn thiện về nhân cách và bồi dưỡng, nâng cao khả nâng cao khả năng viết văn và sáng tạo nghệ thuật.
1.1 . Việc thu thập và bảo quản các tài liệu văn học nghệ thuật tại các thư viện
Tài liệu văn học, nghệ thật là những di sản văn hóa thành văn ghi dấu sự phát triển về tư duy, tình cảm, ước vọng của con người hướng tới sự công bằng bác ái và cái đẹp trong các thời đại. Trên nền truyền thống một dân tộc quật cường về sức sống trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, những tác phẩm văn học dân gian, ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, cũng các tác phẩm văn học như Bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch,... cùng với những điệu lý, câu hát dân ca, những ca khúc, các tác phẩm nghệ thuật hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh đã ảnh hưởng đến việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt hiện đại ngày nay.
Trong thực tiễn hoạt động, thư viện đã có vai trò to lớn trong việc thu thập và bảo lưu các tài liệu văn học, nghệ thuật. Sự thu thập này không chỉ đơn thuần là hướng tới những tài liệu văn học nghệ thuật đã xuất bản, mà còn hướng tới thu thập các tài liệu văn học nghệ thuật cổ trong quá khứ. Lưu giữ các tác phẩm đó theo dòng thời gian là nhiệm vụ của thư viện và đó là đóng góp thiết thực của ngành thư viện trong việc thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị.
Trong các thư viện công cộng, tỷ lệ các sách văn học nghệ thuật được lưu giữ chiếm tới từ 30 đến 40%.
Trong các thư viện chuyên ngành văn học nghệ thuật, việc bảo lưu các tác phẩm văn học nghệ thuật còn được thực hiện một cách đầy đủ hơn.
Thư viện Viện Văn học là một trong những thư viện chuyên ngành lớn nhất sưu tập các tài liệu nghiên cứu văn học. Kho sách của Viện có hơn 130.000 bản trong đó có 68.000 bản bao gồm sách nghiên cứu và sách sáng tác (66.800 bản) , bổ sung thêm khoảng 600 bản/năm; 110 loại báo và tạp chí trong và ngoài nước.
Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam có khoảng 4000 quyển sách, 500 báo cáo và album.
Thư viện Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là thư viện chuyên ngành âm nhạc. Vốn tài liệu của thư viện có hơn 40.000 đầu sách, được chia thành 3 kho là kho mở, kho lưu trữ và kho dàn nhạc. Kho sách dàn nhạc lưu giữ hệ thống các tổng phổ và phân phổ của dàn nhạc, các sáng tác của hầu hết các tác giả, các thời kỳ âm nhạc... Kho đĩa nhạc khoảng 4.000 đĩa CD, VCD, DVD và laser được phân loại theo tác giả, thể loại, thời kỳ, hình thức biểu diễn, nhạc cụ, nghệ sĩ biểu
diễn... đáp ứng các nhu cầu của giảng viên, sinh viên học sinh trong việc tiếp cận kho tàng âm nhạc của nhân loại và của Việt Nam. Để tạo điều kiện cho các sinh viên và học viên có thể nghe nhạc, thư viện đã tổ chức các phòng nghe cá nhân và tập thể.
Viện Phim Việt Nam đã xây dựng kho phim lưu trữ. Hiện kho lưu trữ của viện (hai cơ sở ở Hà Nội và ở TP Hồ Chí Minh) lưu trữ gần 80.000 cuốn phim nhựa, 20.000 tên phim, hàng chục ngàn băng video, được đánh giá là một trong những kho lưu trữ phim tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Trong kho lưu trữ của viện, tài liệu quý, có giá trị là bộ sưu tập phim điện ảnh cách mạng VN những năm đầu tiên và Phim tư liệu về Đông Dương đầu thế kỷ do Viện Lưu trữ phim Pháp tặng.
Trong các thư viện trường học, tài liệu văn học nghệ thuật đã được bổ sung gắn liền với nội dung các môn học được giảng dạy trong trường, góp phần giúp cho các em học sinh có thêm các tài liệu tham khảo và khơi dậy trong các em lòng nhân ái, vị tha và hiểu biết thêm về cuộc sống muôn màu.
Không chỉ dừng lại sưu tập, bảo quản, các thư viện đã giúp cho người đọc có thể khai thác, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: học tập, nghiên cứu, giải trí, … Việc bảo lưu các tác phẩm này đã phục vụ đắc lực cho nhu cầu thưởng thức văn học, nghệ thuật, nuôi lớn những tâm hồn và nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Nhiều thư viện tỉnh đã hỗ trợ đắc lực cho các Đài Phát thanh - Truyền hình để giới thiệu sách trong chương trình đọc truyện đêm khuya, chuyên mục tạp chí Văn hóa mỗi kỳ một tác phẩm, giới thiệu sách trên tạp chí văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tiêu biểu là thư viện tỉnh Vĩnh Long, Nghệ An, …
Việc bảo lưu các tác phẩm không chỉ đơn thuần là việc lưu giữ trong kho thư viện mà còn được thực hiện bằng nhiều hình thức chuyển dạng dưới dạng thu nhỏ (vi phim, vi phiếu) hoặc số hóa. Thư viện Quốc gia Việt Nam, các thư viện tỉnh và trung tâm học liệu đã số hóa được một số tác phẩm văn học có giá trị để bảo quản văn bản gốc đồng thời tạo điều kiện cho nhiều người có thể sử dụng.
1.2 . Việc tuyên truyền, giới thiệu các tài liệu văn học nghệ thuật tại các thư viện
Để các tác phẩm văn học, nghệ thuật đến với người đọc, các thư viện thuộc các loại hình khác nhau đã tiến hành nhiều hình thức tuyên truyền giới thiệu sách, như: tổ chức các cuộc nói chuyện tác giả - tác phẩm, nói chuyện chuyên đề; tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm; tổ chức các phương tiện tra cứu giúp cho người đọc có thể tìm được các tác phẩm văn học một cách dễ dàng nhanh chóng thong qua mục lục hộp phiếu và mục lục trực truyến.
Để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, các thư viện đã tiến hành phục vụ lưu động, luân chuyển sách với nhiều hình thức khác nhau, bằng xe ô tô thư viện, bằng xe máy… Trong số đó, có không ít các tác phẩm văn học, nghệ thuật..
Một số thư viện công cộng còn sử dụng hình thức sân khấu hóa việc giới thiệu, đưa sách đưa thư viện đến với cộng đồng, thu hút được đông đảo người
Bên cạnh đó, việc thi kể chuyện sách được các thư viện tổ chức với các chủ đề khác nhau diễn ra hàng năm đã giúp cho người đọc, đặc biệt là các em thiếu nhi quan tâm đến các tác phẩm văn học nhiều hơn. Các cuộc thi viết về các tác phẩm văn học, những cuốn sách làm ảnh hưởng đến cuộc đời em, các cuộc thi vẽ tranh theo sách đã góp phần nuôi lớn mầm chân, thiện, mỹ trong tâm hồn trẻ, giúp các em nhận cảm được vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống, từ đó khơi dậy khát vọng học hỏi, nghị lực sống, tình yêu thương mãnh liệt của trẻ đối với con người và cuộc sống.
Trong các thư viện trường phổ thông: Tại thư viện trường phổ thông, cán bộ thư viện đã chủ động phối hợp với giáo viên tìm ra các biện pháp hữu hiệu để thu hút các em đọc sách. Tại trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, các cán bộ thư viện đã cùng các giáo viên chủ nhiệm tổ chức được rất nhiều hoạt động bổ ích lôi cuốn các em học sinh đến với thư viện. Một trong những hoạt động nổi bật nhất là cuộc thi: “Bình truyện ngắn chọn lọc về ngày nhà giáo Việt Nam” nhận được sự hưởng ứng tham gia của rất nhiều các bạn học sinh của trường. Bên cạnh đó, Thư viện còn kết hợp với giáo viên dạy văn tổ chức cho các em cuộc thi kể truyện cười, qua đó khuyến khích các em có thêm hứng thú học về một thể loại trong chương trình học ngữ văn [2].
1.3 Đánh giá về những thành tựu và tồn tại của thư viện trong việc phát huy vai trò bảo lưu và phát triển văn học nghệ thuật sau năm năm thực phát huy vai trò bảo lưu và phát triển văn học nghệ thuật sau năm năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị
- M ộ t s ố t h à nh tựu
+ Với việc thu thập bảo quản các tác phẩm văn học nghệ thuật, thư viện đã góp phần bảo lưu văn học nghệ thuật để có thể lưu truyền từ đời này sang đời khác, đáp ứng nhu cầu đọc với nhiều mục đích khác nhau của người sử dụng.
+ Thông qua việc phục vụ nhu cầu đọc các tác phẩm văn học nghệ thuật, thư viện đã góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam,
+ Với việc tổ chức các cuộc thi kể sách, vẽ tranh theo sách, viết bài cảm nhận về những sách, thư viện đã góp phần phát triển khả năng sáng tạo văn học nghệ thuật cho người đọc. Riêng năm 2012, tại Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh có
32.640 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 tham gia viết bài cảm nhận và 600.921 em tham gia trong đó có 3.547 em khiếm thị tham gia cuộc thi nét vẽ xanh. Từ việc thu thập, bảo quản và phục vụ nhu cầu tài liệu văn học nghệ thuật, thư viện đã hình thành nên nguồn cảm hứng sáng tạo cho người đọc đặc biệt là các em thiếu niên.
- M ộ t s ố đ i ểm còn h ạ n chế
+ Do ngân sách dành cho thư viện còn chưa đảm bảo, nên các thư viện ở cơ sở, thư viện trường học còn chưa bổ sung được các sách, các tài liệu văn học nghệ thuật đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhiều thư viện huyện, thư viện xã, thư viện trường học không có kinh phí để bổ sung sách. Nhà giáo Nhật Duy, tổ trưởng tổ Ngữ văn của một trường phổ thông trong bài viết “Học sinh đọc gì ở thư viện trường Trung học cơ sở?” đã nhận xét: “Điều dễ nhận thấy ở các thư
viện trường học hiện nay có một điểm chung là sách báo quá ít, nhiều đầu sách không phục vụ được nhu cầu của thầy và trò bởi nó cũng chẳng có gì liên quan
đến chuyên môn dạy và học. Và, một điều dễ nhận thấy nữa là thư viện nào cũng vắng, không thấy bạn đọc, đặc biệt là các em học sinh” [3].
Qua phỏng vấn các cán bộ thư viện ở các tỉnh và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh miền núi và vùng biên giới, nhu cầu đọc sách văn học, đặc biệt là các truyện cổ tích, truyện tranh nhưng thư viện trường không có, chờ vào các đợt luân chuyển thì vài tháng mới có một lần. Khi trao đổi với các lãnh đạo chính quyền địa phương, chúng tôi được biết nhu cầu sách nói chung và sách văn học nghệ thuật nói riêng bằng tiếng dân tộc của người Khơ me, người Chăm rất lớn nhưng các thư viện chưa có các sách tiếng dân tộc.
Xu hướng đọc đã có sự thay đổi, từ những sách báo tài liệu truyền thống, người dân đã có nhu cầu đọc dưới dạng điện tử, đọc qua mạng nhưng hiện nay do kinh phí bổ sung hạn chế, và cũng do nguồn tài liệu điện tử về văn học nghệ thuật trong các thư viện còn ít nên nhu cầu đọc, thưởng thức tác phẩm văn học nghệ thuật dưới dạng kỹ thuật số còn chưa được đáp ứng.