GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ TRONG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 108 - 112)

Bên cạnh nhưng tác động tích cực của chính sách ưu đãi thuế đối với lĩnh vực VHNT, các chính sách ưu đãi thuế nêu trên được áp dụng chủ yếu từ 2009

đến nay, thời gian chưa dài, nên nchưa phát huy được tác dụng là khuyến khích và thúc đẩy hoạt động VHNT nước ta phát triển để dần trở thành lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu không thể thiếu đối với đời sống các dân tộc Việt Nam. Do đó, chính sách ưu đãi thuế cần tiếp tục hoàn thiện.

Thực hiện quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Chiến lược phát triển ngành văn hoá đến 2020, cùng với Kế hoạch triển khai thực hiện các Đề án Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về VHNT, các giải pháp hướng hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế đối với lĩnh vực VHNT trong thời gian tới như sau:

1. Từ năm 2013 trở đi đề nghị tiếp tục hoàn thiện các chính sách ưu đãi thuế theo hướng:

- Về thuế GTGT:

+ Trước năm 2009, dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, sản phẩm phim, ảnh không chịu thuế GTGT quy định tại Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2009 của Bộ Tài chính, nhưng từ 1/1/2009 thì dịch vụ và văn hoá phẩm này thuộc diện chịu thuế và nộp thuế với thuế suất 5%. Đề nghị sửa đổi Luật thuế GTGT quy định dịch vụ biểu diễn nghệ thuật và văn hoá phẩm trên không chịu thuế GTGT như trước năm 2009?

+ Thuế GTGT hiện hành quy định 2 thuế suất là 5% và 10%, chưa kể thuế suất 0%, trong quá trình thực thi phát sinh vấn đề là những cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuế suất 5% sử dụng nguyên liệu đầu vào thuế suất 10% thì thuế đầu vào luôn lớn hơn thuế đầu ra và doanh nghiệp luôn được khấu trừ thuế và rất có lợi; ngược lại cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuế suất 10% sử dụng nguyên liệu đầu vào 5%, thì thuế đầu vào luôn nhỏ hơn thuế đầu ra và doanh nghiệp luôn bị thiệt thòi, tạo ra sân chơi không bình đẳng, làm giảm hiệu quả của loại thuế này; đối với cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực văn hoá nghệ thuật cũng không là ngoại lệ. Hơn nữa, việc tồn tại 2 thuế suất thuế GTGT, chưa kể thuế suất 0%, làm cho phức tạp trong thực hiện. Vì vậy, kiến nghị:

Hoàn thiện Luật thuế GTGT theo hướng quy định chỉ 1 thuế suất (10% hoặc 8%) thay vì hai thuế suất như hiện nay và áp dụng thống nhất cho mọi hàng hoá, dịch vụ trong đó có văn hoá phẩm, dịch vụ VHNT.

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Trước bối cảnh hội nhập thế giới về kinh tế, văn hoá, nghệ thuật ngày càng sâu rộng hơn, đòi hỏi Việt Nam cần đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực VHNT. Đề nghị hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông từ 25% xuống khoảng 20%;

+ Lĩnh vực VHNT tiếp tục cần được đẩy mạnh xã hội hoá theo chủ trương của Chính phủ; theo đó, đề nghị lĩnh vực này sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN như quy định hiện nay ở mức cao nhất cả về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế TNDN...như đã nêu trên.

+ Mặt khác, thuế TNDN hiện hành đã sửa đổi tăng tỷ lệ khống chế đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh; tuy nhiên sửa đổi này vẫn chưa phù hợp với thực tiễn nền kinh tế

Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN với tỷ lệ cao hơn so với thuế suất phổ thông là 25%. Đề nghị hoàn thiện theo hướng bỏ khống chế tỷ lệ chi khác được trừ khi tính thu nhập tính thuế TNDN (cho phép cơ sở kinh doanh được trừ theo số thực tế chi ra khi xác định thu nhập tính thuế cho phù hợp với cơ chế thị trường ở nước ta).

III. KẾT LUẬN

Chính sách ưu đãi thuế ít nhiều đã góp phần làm cho nền Văn hoá, nghệ thuật Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước phát triển mới, có những biến đổi sâu sắc, những đặc điểm mới, đạt được nhiều thành tựu; Tuy nhiên, nền VHNT nước ta cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém đan xen nhau; đồng thời trước bối cảnh hội nhập thế giới về kinh tế, văn hoá, nghệ thuật ngày càng sâu rộng hơn, đòi hỏi Việt Nam cần thiết phải đổi mới, hoàn thiện nhiều hệ thống cơ chế, chính sách, bao gồm cả chính sách ưu đãi thuế đối với lĩnh vực VHNT theo yêu cầu của Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) ngày 16/6/2008 “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Hy vọng khi chính sách ưu đãi thuế được hoàn thiện và trong tương lai không xa, nền VHNT Việt nam sẽ đạt tới mục tiêu: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân cách con người Việt Nam ngày càng phát triển cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ của các tầng lớp nhân dân; phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w