Về hoạt động sự nghiệp:

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 71 - 73)

III. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP:

3.3. Về hoạt động sự nghiệp:

- Khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của các văn nghệ sĩ, chấp nhận những hình thức nghệ thuật mới song song cùng tồn tại, với mục tiêu là tạo ra môi trường thẩm mỹ lành mạnh, phong phú, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Tổ chức nhiều hoạt động thực tế sáng tác giúp cho tác giả có điều kiện sáng tác các tác phẩm, công trình có quy mô, mang tầm tư tưởng và thời đại, phản ánh được công cuộc xây dựng và bảo vệ của đất nước.

- Tăng cường giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm và giới thiệu nghệ thuật và hình ảnh đất nước con người Việt Nam của các tác giả và tác phẩm trong khu vực và trên thế giới. Tham gia triển lãm tại các ngày văn hóa Việt Nam, các sự kiện văn hóa, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch của Việt Nam ở nước ngoài.

- Tạo lập vị trí của mỹ thuật Việt Nam trong khu vực và thế giới. Đưa triển lãm mỹ thuật của Việt Nam ra nước ngoài; Tham gia triển lãm tại các ngày văn hóa Việt Nam, các sự kiện văn hóa, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch của Việt Nam ở nước ngoài. Tham gia các triển lãm quốc tế trong khu vực và thế giới để từ đó thiết lập thị trường mỹ thuật Việt Nam ở nước ngoài

- Xây dựng cơ chế chính sách, biện pháp để hình thành thị trường Mỹ thuật, Nhiếp ảnh trong nước: Để xây dựng ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh phát triển bền vững, cần tạo ra thị trường trong nước, tiêu thụ, sử dụng tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam. Đây là vấn đề lớn cần có sự thay đổi nhận thức trong từng cá nhân, đơn vị và phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ cho sự hình thành và phát triển thị trường trong nước. Trước mắt, các bảo tàng, thư viện, các trụ sở cơ quan nhà nước, các khu du lịch, khách sạn… cần mua tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các nghệ sĩ Việt Nam để trưng bày, trang trí.

- Vấn đề mua tác phẩm mỹ thuật để lưu giữ trong các bảo tàng, sử dụng trong các công sở, khách sạn, khu du lịch và các địa điểm công cộng khác cần trở thành một chủ trương từ trung ương đến địa phương. Cần có cơ chế đặc thù cho việc mua tác phẩm mỹ thuật cho các bảo tàng để lưu giữ được nhiều tác phẩm tốt, có giá trị nghệ thuật cao cho thế hệ mai sau, hạn chế việc thất thoát tác phẩm ra các bảo tàng và sưu tập tư nhân của thế giới.

- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của các Gallery, các đơn vị sao chép tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh; xử phạt nghiêm minh các hoạt động xâm phạm bản quyền tác giả và quyền liên quan.

- Cần tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa các hoạt động mỹ thuật để ngoài nhà nước còn có nhiều các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân đầu tư, giúp đỡ, phối hợp tổ chức các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh.

- Cần tăng cường công tác phổ cập về kiến thức mỹ thuật tạo cho cộng đồng thông qua các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, trong các trường phổ thông về sự hiểu biết và cảm thụ mỹ thuật một cách bài bản bằng hệ thống bài giảng được đầu tư đúng mức. Chú ý quản lý các giáo trình hội họa điêu khắc tại các trung tâm giáo dục ngoài giờ. Rất cần giáo trình cho các lớp bồi dưỡng tìm hiểu kiến thức về hội họa tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm ngoài giờ thay về chỉ có lớp dạy vẽ.

- Cần chú ý nghiên cứu thực trạng không gian mỹ thuật hiện nay trên phạm vi từng địa phương và cả nước: bao gồm hệ thống cây xanh, tiểu cảnh. Mỹ thuật mặt tiền đường phố trong dịp Tết, lễ hội, chiếu sáng mỹ thuật ban đêm kể cả ánh sáng mỹ thuật của quảng cáo về đêm. Đặc biệt là không gian tượng đài phù điêu, lịch sử và nghệ thuật cho các đô thị. Nghệ thuật nơi công cộng hiện đang ở tình trạng lạm phát dư thừa cái xấu, cái lãng phí hoặc là một sa mạc hoàn toàn thiếu vắng mỹ thuật.

IV. KẾT LUẬN

Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Đảng, cùng với sự cố gắng phấn đấu của ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, sự phối hợp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các Hội văn học nghệ thuật, ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đã có những thành tựu đáng khích lệ, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Với những thành tích đạt được, hy vọng trong các năm tiếp theo ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm tiếp tục cố gắng hơn nữa trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động để có nhiều tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh, nhiều công trình nghệ thuật có giá trị cao, nhiều tác giả tài năng để đóng góp vào việc nâng cao nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân ngày càng cao tạo nên đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày một phong phú, theo đúng tinh thần Nghị quyết 23 của Đảng.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w