Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 93 - 97)

1. Đổi mới cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo Văn hoá nghệ thuật

- Chính sách tăng cường đầu tư các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo văn hoá nghệ thuật trong cả nước, gồm: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất.

- Chính sách đối với đội ngũ giảng viên, giáo viên văn hoá nghệ thuật: sử dụng nghệ sĩ nổi tiếng, nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vào việc giảng dạy (các môn thực hành); thu hút Việt kiều và những người được đào tạo ở nước ngoài về tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

- Chế độ học bổng đối với học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật, như: Tuồng, Chèo, Cải lương; biểu diễn nhạc cụ truyền thống; nhạc cụ phương tây; kịch hát dân tộc; múa; xiếc...; đặc biệt chú trọng đến học sinh, sinh viên miền núi, dân tộc và vùng sâu, vùng xa.

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức, quản trị trường đại học, cơ cấu tổ chức Hội đồng trường và cách thức quản lý trường.

2. Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hóa nghệ thuật

- Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ.

- Cơ chế, chính sách đối với việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hóa nghệ thuật, đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc, trong đó thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

+ Tổ chức các cuộc thi tài năng văn hóa nghệ thuật; các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trong cả nước có trách nhiệm phát hiện những em có năng khiếu thực sự đề xuất với các Bộ, Ban ngành để có chế độ đào tạo, bồi dưỡng.

+ Được phép tuyển thẳng đối với những học sinh có tài năng thực sự (ưu tiên những ngành nghệ thuật truyền thống); đào tạo dự bị đại học.

+ Có chế độ và cơ chế tài chính đầu tư cho việc đào tạo và bồi dưỡng tài năng văn hóa nghệ thuật, cụ thể: chương trình, giáo trình đào tạo riêng; có đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy và học tập; nhà giáo và chuyên gia giỏi ở trong nước và quốc tế giảng dạy; cử đi đào tạo, tham quam, thực tập và tham gia các cuộc thi ở trong nước và nước ngoài...

3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý; đổi mới nội dung chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy

- Giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo văn hoá nghệ thuật. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ, kỹ năng và phẩm chất tốt là một yêu cầu cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, hàng năm cần có kinh phí cho:

+ Cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh ở nước ngoài đối với các trường văn hóa nghệ thuật ở trung ương và địa phương.

+ Cử các đoàn cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên ở các trường văn hóa nghệ thuật trung ương và địa phương đi nghiên cứu, khảo sát thực tế ở nước ngoài.

+ Tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và ngoại ngữ; 02 năm một lần tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi khối ngành văn hoá nghệ thuật.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình đào tạo và phương pháp giảng dạy.

+ Rà soát lại cấu trúc và quan hệ giữa các chương trình khung và nội dung đào tạo của các trình độ đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, đảm bảo sự liên thông giữa các trình độ đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo tiếp cận với chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trên thế giới và trong khu vực. Từng bước triển khai áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ.

+ Xây dựng chương trình giảng dạy liên thông giữa các trình độ đào tạo từ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học; chương trình giảng dạy có thể liên thông với nước ngoài; xây dựng giáo trình điện tử; xây dựng thư viện điện tử.

+ Các môn học thực hành phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, gồm: Trường quay, sân khấu, sàn tập, xưởng, phòng hoà nhạc, phòng luyện thanh và các trang thiết bị khác phụ vụ giảng dạy và học tập theo tiêu chuẩn tiên tiến; đổi mới phương thức dạy học, áp dụng cách thức đánh giá hiện đại.

+ Đào tạo thí điểm một số chuyên ngành bằng tiếng Anh.

+ Đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học và khai thác có hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học; tăng cường việc giao cho một số cơ sở đào tạo xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học nhằm ứng dụng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo văn hoá nghệ thuật.

+ Mua tài liệu của nước ngoài và chuyển giao công nghệ đào tạo của nước ngoài vào Việt Nam; ứng dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy và học tập.

+ Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống giáo trình chuẩn nhằm giúp các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật địa phương chưa có khả năng biên soạn giáo trình giảng dạy.

3.4. Công tác tuyển sinh và tốt nghiệp

- Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nghệ thuật phải có năng khiếu, vì vậy, để có cơ hội cho số đông thí sinh được dự thi và các cơ sở đào tạo có điều kiện tuyển chọn được những thí sinh có năng khiếu thực sự, các cơ sở đào tạo văn hoá nghệ thuật cần được tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng đối với trình độ đại học và cao đẳng.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ chi phí tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là đối với các trường phải đi đến vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi dân tộc thiểu số để tuyển sinh.

- Nhà nước cần hỗ trợ chi phí chuyên ngành cho kỳ thi tốt nghiệp đối với lĩnh vực nghệ thuật, như : Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Xiếc, vì những chuyên ngành này học sinh, sinh viên bảo vệ tốt nghiệp thông qua tác phẩm nghệ thuật, chi phí cho các tác phẩm đó là rất lớn.

3.5. Hợp tác quốc tế trong đào tạo

- Mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy nhằm tạo điệu kiện trao đổi, học hỏi và chuyển giao công nghệ giảng dạy;

- Liên kết đào tạo với các trường văn hoá nghệ thuật tiên tiến ở nước ngoài và mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy tại Việt Nam; chú trọng việc liên kết với nước ngoài đào tạo một số ngành mà xã hội đang cần nhưng trong nước chưa có khả năng đào tạo. Đồng thời, trong khi liên kết cán bộ, giảng viên có thể học hỏi được kinh nghiệm trong công tác quản lý đào tạo và tiếp thu được chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy để sau này các cơ sở đào tạo có thể chủ động trong việc giảng dạy, cụ thể như ngành Công nghệ Âm nhạc, ngành Sản xuất phim...

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghệ thuật có uy tín ở nước ngoài trao đổi đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên văn hoá nghệ thuật.

- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ đào tạo tiên tiến của nước ngoài vào Việt Nam.

3.6. Quy hoạch mạng lưới trường và cơ cấu ngành nghề đào tạo

- Trên cơ sở nội dung Quy hoạch mạng lưới các trường VHNT, TDTT và DL đã được Bộ Trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt, rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường văn hoá nghệ thuật đến năm 2020 theo ngành và trình độ đào tạo. Đảm bảo mỗi vùng kinh tế trọng điểm ít nhất có 01 trường đại học hoặc cao đẳng văn hoá nghệ thuật, xây dựng đề án đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số học tập theo chế độ nôị trú đang được xây dựng tại hai trường: VHNT Việt Bắc và VHNT Tây Bắc. Hỗ trợ các địa phương triển khai

thực hiện tốt Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT- BVHTTDL ngày 16/01/2013 về việc sử dụng di sản văn hoá trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường văn hóa nghệ thuật, cung cấp nhiều nguồn nhân lực nghệ thuật đạt chất lượng cao cho đất nước qua việc triển khai 03 đề án với những nội dung đã được thông qua tại cuộc họp Ban chỉ đạo ngày 3/4/2012.

Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế tri thức bao gồm cả cả quá trình phát triển kinh tế-kỹ thuật và phát triển văn hoá-xã hội theo hướng xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc đang có những biến chuyển mạnh mẽ. Quá trình ấy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, vai trò của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, sự nghiệp đào tạo văn hoá, nghệ thuật nói riêng càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước. Sự nghiệp đào tạo văn hóa nghệ thuật rất cần có sự quan tâm và chung tay của nhiều cấp ngành để đảm bảo hoàn chỉnh về chất và lượng theo xu thế phát triển và hội nhập chung của giáo dục và đào tạo trên thế giới đạt 3 mục tiêu lớn của Đảng ta đã thể hiện trong nghị quyết 23, một trong 3 mục tiêu đó là : Xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ đáp ứng yêu cầu tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền văn học, nghệ thuật Việt Nam trong thời kỳ mới. Nâng cao chất lượng các trường đào tạo văn học, nghệ thuật; hoàn thiện chương trình, nội dung, giáo trình trong các trường cao đẳng, đại học giảng dạy các ngành đào tạo văn học, nghệ thuật (sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình, biểu diễn, chỉ huy, đạo diễn…); rà soát, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng văn nghệ sĩ, đáp ứng yêu cầu đào tạo đặc thù trong lĩnh vực này. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài các năng khiếu, tài năng văn học, nghệ thuật./.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÙNG CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG CỦA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG CỦA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM SAU 05 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23 – NQ/TW

NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2008 CỦA BỘ CHINH TRỊ

Bùi Hoài Sơn Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam

MỞ ĐẦU

Năm 1998, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu lên mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là những định hướng quan trọng cho sự phát triển của văn hóa nói chung, văn học - nghệ thuật nói riêng trong giai đoạn đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

10 năm kể từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII), nhằm phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật và của đội ngũ văn nghệ sĩ, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, Nghị quyết 23 vừa là sự tổng kết những mặt đã làm được, chưa làm được trong quá trình triển khai Nghị quyết Trung ương 5, vừa là sự đáp ứng những đòi hỏi khách quan của thực tế đời sống văn học nghệ thuật trước những thay đổi mạnh mẽ của đời sống xã hội.

5 năm đã trôi qua kể từ khi ban hành Nghị quyết 23, đây cũng là khoảng thời gian đủ dài cần thiết để chúng ta có thể đánh giá lại những gì thực sự đã làm được, chưa làm được trong việc triển khai Nghị quyết này trong cuộc sống, từ đó có những định hướng, giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hơn nữa việc triển khai Nghị quyết 23 trong đời sống văn học – nghệ thuật ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 93 - 97)