Nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngày càng phát triển. Trong những năm qua, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành một số cơ chế chính sách; cùng nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện. Cụ t h ể:
* Về cơ chế chính sách:
- Hiện nay UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Chính sách trợ giá, trợ cước in và phát triển Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng.
- Chính sách hỗ trợ biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn (trung bình từ 3-5 triệu đồng/buổi). Ngoài ra các diễn viên chuyên nghiệp được hưởng chế độ bồi dưỡng 20.000đ/người/01 buổi luyện tập và 50.000đ/người/01 buổi biểu diễn theo Quyết định số 180/QĐ- TTg năm 2006 của Thủ tướng chính phủ.
- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 về việc quy định chế độ quản lý đặc thù đối với Đội tuyên truyền lưu động và mức chi bồi dưỡng tập luyện, biểu diễn đối với Đội tuyên truyền lưu động, Đội Nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Căn cứ Đề án đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao đã được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã áp dụng thực hiện chủ trương đẩy mạnh XHH các lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (như thành lập các Hội, Câu lạc bộ, Đội văn nghệ quần chúng); XHH tổ chức lĩnh vực truyền dạy các loại hình dân ca, dân vũ..v.v..
* Về các văn bản chỉ đạo triển khai:
- Đã tham mưu xây dựng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụ, xét trao thưởng 5 năm/1 lần.
- Tham mưu ban hành Quyết định số 645/QĐ-UBND, ngày7/4/2008 quy định về chế độ nhuận bút áp dụng cụ thể trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Tham mưu ban hành Quyết định số: 1442/QĐ - UBND, ngày 12/9/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015;
Bên cạnh đó hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Đoàn nghệ thuật tỉnh, Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ văn nghệ sỹ của Ngành tham gia các hoạt động sáng tác, khai thác, dàn dựng, biểu diễn công bố các chương trình, tác phẩm mới, với định hướng 70% các chương trình, tiết mục mang bản sắc dân tộc; 30% chương trình, tiết mục mang yếu tố hiện đại..v.v..
Riêng Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, hàng năm đều xây dựng và ban hành các Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế dân chủ, Quy chế làm việc của Hội; nhất là duy trì thực hiện tốt Quy chế sử dụng Quỹ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật; Chế độ nhuận bút... Qua đó nhằm tạo môi trường làm việc công khai,
dân chủ, minh bạch cho cán bộ, hội viên; Khuyến khích, thúc đẩy sự nghiệp sáng tác, sáng tạo, phổ biến tác phẩm văn học nghệ thuật trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Kết quả hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:
2.1. Về đội ngũ cán bộ, văn nghệ sỹ của tỉnh:
Hiện nay đội ngũ cán bộ, văn nghệ sỹ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhìn chung đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật. Riêng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, được nhà nước giao 17 biên chế, trong đó có 76,5% cán bộ có trình độ đại học trở lên. Văn phòng Hội có 04 bộ phận gồm: Phòng Hành chính - Quản trị, Ban sáng tác, Ban công tác hội viên và Ban biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng. Trong suốt quá trình hoạt động của Hội, đội ngũ cán bộ luôn gắn bó trách nhiệm, phục vụ tận tình cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của tỉnh nhà.
Hội quản lý 249 hội viên thuộc 05 Chuyên ngành: Văn học, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu - Âm nhạc, Kiến trúc. Trong đó có gần 80 hội viên thuộc các Hội chuyên ngành Trung ương. Nhìn chung về cơ bản, đội ngũ cán bộ, văn nghệ sĩ của tỉnh Lạng Sơn có lòng yêu ngành, yêu nghề; luôn tâm huyết, say mê sáng tạo tác phẩm mới; góp phần tạo nên nền văn học nghệ thuật Xứ Lạng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
2.2. Kết quả hoạt động của các Chuyên ngành trong những năm qua
Về lĩnh vực Văn xuôi: Văn xuôi có sự nở rộ về tác phẩm, bên cạnh các cây
bút thành danh của tỉnh đã xuất hiện một lớp trẻ, đang từng bước khẳng định vị trí trên diễn đàn văn nghệ của tỉnh và cả nước. Các tác giả có tên tuổi trên diễn đàn văn nghệ Lạng Sơn như Nhà văn Nguyễn Trường Thanh, Mã Thế Vinh, Vi Thị Kim Bình. Một số cây bút trẻ như Ngô Bá Hoà, Dương Ngọc Ánh, Vi Thị Thu Đạm, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Hoa, ... Một số tác giả đã được khẳng định trong các Cuộc thi như: Tác giả Nguyễn Trường Thanh đạt Giải C giải thưởng văn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụ năm 2009 và đạt giải tác giả cao tuổi của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2010; tác giả Vũ Ngọc Chương đạt giải B trong đợt xét tặng giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Vi Thị Thu Đạm đạt giải C trong đợt xét giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thu năm 2009, tác giả Mã Thế Vinh đạt giải C trong đợt xét giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009...
Về lĩnh vực Thơ: Thơ được duy trì và khẳng định về cả tác giả và tác phẩm.
Thơ viết bằng tiếng dân tộc thiểu số được duy trì và đóng góp trong việc giữ gìn vốn ngôn ngữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trong tỉnh. Tác giả sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc như: Hoàng Choóng, Mã Thế Vinh, vi Hồng Nhân, Hoàng Kim Dung, .... Một số tác giả đã được khẳng định trong các cuộc thi như: Tác giả Hoàng Choóng đạt giải B trong đợt xét giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009, tác giả Ngô Bá Hoà đạt giải tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt nam năm 2009 và đạt giải B trong đợt xét tặng giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Hàn Kỳ đạt giải C trong đợt xét tặng giải thưởng VHNT Hoàng
Văn Thụ năm 2009; tác giả Trần Thành đạt giải C trong đợt xét tặng giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009...
Về lĩnh vực Lý luận phê bình: Hội thảo văn học nghệ thuật càng làm rõ nét
với công chúng hiểu hơn về sự phát triển văn học nghệ thuật Lạng Sơn. Các tác giả có tên tuổi trong lý luận phê bình như: Hoàng Văn An, Nguyễn Duy Bắc, Nguyễn Đức Tâm, ... đã góp phần tích cực, định hướng và nâng cao hơn chất lượng sáng tác văn học nghệ thuật của địa phương. Một số tác giả đã được khẳng định trong các Cuộc thi như: Tác giả Hoàng Văn An đạt Giải B trong đợt xét giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Mã Thế Vinh đạt giải C trong đợt xét giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Nguyễn Duy Bắc đạt giải C trong đợt xét giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009, ...
Về lĩnh vực Mỹ thuật: Mỹ thuật Lạng Sơn có nhiều tác phẩm phản ánh về
quê hương, hàng năm Hội đã tổ chức được các Trại sáng tác, thực tế sáng tác; tham gia Triển lãm Mỹ thuật Khu vực III Tây Bắc - Việt Bắc và Triển lãm tại tỉnh nhà. Một số tác giả đã được khẳng định qua các Cuộc thi, Triển lãm Khu vực như: Nguyễn Lan Huyền được giải B giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; Đoàn Bích Thuỳ đạt giải B giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009 và đạt giải A cuộc thi sáng tác VHNT về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2010” và có tác phẩm trưng bày triển lãm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010; tác giả Chu Thị Thiều đạt giải C giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Cao Thanh Sơn được giải KK của Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2010, ...
Về lĩnh vực Nhiếp ảnh: Nhiếp ảnh là thế mạnh của văn học nghệ thuật
Lạng Sơn. Trong những năm qua Hội Văn học Nghệ thuật thường xuyên tổ chức cho các hội viên Chuyên ngành Nhiếp ảnh đi thực tế sáng tác, mở Trại sáng tác, Hội thảo Chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực chuyên môn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị về nội dung. Một số tác giả đã khẳng định mình trong các Cuộc thi, Liên hoan như: Tác giả Đàm Sơn đạt giải A trong đợt xét tặng giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Mã Thế Anh đạt giải B trong đợt xét tặng giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Nguyễn Tiến Thắng đạt giải B trong đợt xét tặng giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Nguyễn Xuân Tiến đạt giải C trong đợt xét tặng giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Vũ Kiên Cường đạt giải C trong đợt xét tặng giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Đinh Huy Tưởng đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác VHNT của tỉnh kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ năm 2009; tác giả Lưu Minh Dân đạt giải Ba Cuộc thi ảnh nghệ thuật du lịch Toàn quốc lần thứ V năm 2010, ...
Về lĩnh vực Âm nhạc - Sân khấu:
+ Về sáng tác: Các nhạc sĩ đóng góp cho phong trào nhiều tác phẩm mới, ca ngợi quê hương đất nước, các tác phẩm được dàn dựng tham gia các Liên hoan, Hội diễn ngành, tỉnh và Trung ương.
+ Về Biểu diễn: Hiện nay tỉnh Lạng Sơn có duy nhất 01 Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Hàng năm
Đoàn nghệ thuật tỉnh thực hiện được trên 100 buổi biểu diễn phục vụ nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng x, biên giới.
3. Công tác phối hợp phát động, tổ chức các cuộc thi:
Trong những năm gần đây, hai cơ quan gồm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát động tổ chức các Cuộc thi, các đợt sáng tác và công bố phổ biến tác phẩm văn học nghệ thuật. Tính từ năm 2009 đến nay, 2 ngành đã phối hợp thực hiện gần 15 cuộc phát động sáng tác, tổ chức các đợt triển lãm chuyên đề; các ngày thơ, hội thơ như:
Năm 2009: Phối hợp tổ chức Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; sáng tác văn học nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội”. Phối hợp tổ chức Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi tỉnh Lạng Sơn các năm 2009, 2010, 2011, 2012. Phối hợp phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về chủ đề kỷ niệm 100 năm đồng chí Hoàng Văn Thụ (04/11/1909 -04/11/2009). Kết quả: Có 71 tác giả tham gia với 138 tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau, Ban tổ chức chấm và trao giải cho 32 tác phẩm của 29 tác giả với các thể loại: Văn xuôi, Ca khúc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, thơ, kịch bản văn học.
Năm 2010: Phối hợp phát động Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về
chủ đề kỷ niệm 100 năm đồng chí Lương Văn Tri (17/8/1910-17/8/2010). Kết
quả: Có 110 tác giả tham gia đợt phát động, với 160 tác phẩm và 310 bài viết.
Ban tổ chức đã chấm và trao giải cho 29 tác phẩm. Tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết về gương “Người tốt, việc tốt” thu được 50 tác phẩm, trong đó có 17 tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật xét chọn trao giải thưởng.
Năm 2011: Phối hợp tổ chức phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc
viết về tỉnh Lạng Sơn nhân dịp chào mừng kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh (04/11/1831- 04/11/2011). Kết quả: Có 154 tác phẩm của 112 tác giả tham gia.Ban tổ chức đã mời các nhạc sỹ có danh tiếng của Trung ương thực hiện chấm, lựa chọn trao giải nhất, nhì, ba, khuyến khích cho 18 tác phẩm.
Năm 2012: Phối hợp xây dựng Kế hoạch phát động hưởng ứng Giải thưởng
sáng tác quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015; Phát động hưởng ứng sáng tác văn học nghệ thuật về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”...v.v..
Ngoài ra 2 ngành còn phối hợp tổ chức tốt các hoạt động Triển lãm về văn học nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước như: Tổ chức triển lãm Hội báo xuân; Triển lãm ảnh nghệ thuật chào mừng 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ, 100 năm ngày sinh đồng chí Lương Văn Tri. Triển lãm “Thành tựu Mỹ thuật, nhiếp ảnh Lạng Sơn 10 năm đầu thế kỷ XXI”. Đặc biệt năm 2012 đã phối hợp đăng cai tổ chức thành công Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc - Việt Bắc lần thứ 17 tại Lạng Sơn..v.v.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG1. M t được: