NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 117 - 126)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa các đồng chí tham dự Hội nghị!

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 5.809km2, trong đó diện tích đồi, núi chiếm 73%, dân số của tỉnh trên 73 vạn người, gồm 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 46,2%; dân tộc Tày chiếm

25,6%; dân tộc Dao chiếm 12,5%, còn lại là các dân tộc khác. Tỉnh Tuyên Quang có 6 huyện, 1 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn và 2.095 thôn, bản, tổ dân phố.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, sự nghiệp văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, đầu tư phát triển, nhằm tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi công cuộc xây dựng, đổi mới của đất nước, của tỉnh, đồng thời tích cực xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần làm cho quê hương Tuyên Quang - "Thủ

đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến" ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa các đồng chí!

Tuyên Quang - vùng đất lịch sử, nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc Việt Nam. Tại Tân Trào - "Thủ đô khu giải phóng", Bác Hồ và Trung ương Đảng đã lãnh đạo tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang trở thành trung tâm "Thủ đô kháng chiến" của cả nước, luôn làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng: Xây dựng và bảo vệ Thủ đô kháng chiến, bảo vệ an toàn tuyệt đối Bác Hồ và các cơ quan đầu não kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Tuyên Quang vừa xây dựng bảo vệ quê hương, vừa tích cực chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975. Lịch sử cách mạng đã hun đúc nên những giá trị truyền thống của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Bác Hồ, với cách mạng. Truyền thống lịch sử vẻ vang ấy đã và đang là động lực to lớn trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, là điểm đến hấp dẫn để các văn nghệ sỹ trong tỉnh và cả nước khơi nguồn cảm xúc, sáng tác

những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, phản ánh sâu sắc truyền thống lịch sử quê hương cách mạng - "Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến".

Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa các đồng chí!

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết 23 của Bộ

Chính trị (Khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong

thời kỳ mới; Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết Đại

hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV, sự nghiệp văn học, nghệ thuật của tỉnh Tuyên Quang đã có bước phát triển quan trọng. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để sự nghiệp văn học, nghệ thuật tỉnh nhà phát triển. Ban hành Quy định xét tặng "Giải thưởng Tân Trào" (Quyết định số 36/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của

Ủy ban nhân dân tỉnh); Quy định chế độ khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân

hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, phát thanh - truyền hình của tỉnh đoạt giải cấp khu vực, quốc gia và quốc tế (Quyết định số 05/2009/QĐ- UBND, ngày

17/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ

văn nghệ sỹ; quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các các phương tiện làm việc,

bố trí biên chế, chế độ nhuận bút, đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ sáng tác những

tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng cao, phản ánh bản sắc văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đầu tư xây dựng và hoàn thành một số thiết chế văn hóa trọng điểm cấp tỉnh như: Công viên Hồ cây xanh, Trung tâm Hội nghị tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, khởi công xây dựng "Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên

Quang"... Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh được kiện toàn, củng cố đảm bảo chất

lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.

Hàng năm, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức gặp mặt đầu xuân đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nhà báo tiêu biểu trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ văn nghệ sỹ tích cực đóng góp cho sự phát triển văn học, nghệ thuật của tỉnh. Năm 2011, tổ chức thành công Đại hội Văn học - Nghệ thuật toàn tỉnh lần thứ VI. Đến nay, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh có 129 hội viên (trong đó có 58 hội viên được kết nạp vào các Hội chuyên ngành Trung ương), sinh hoạt tại 8 chi hội: Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Kiến trúc và 2 Chi hội của các Hội chuyên ngành Trung ương là Chi hội Văn nghệ dân gian và Chi hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Các văn nghệ sỹ của tỉnh đã tích cực học tập, rèn luyện, tiếp tục sáng tạo những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, đáp ứng yêu cầu và lòng mong muốn của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang.

tác phẩm, cụm tác phẩm văn học, nghệ thuật của 12 tác giả, cố tác giả thuộc các chuyên ngành Âm nhạc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu và Văn học. Đó là những tác phẩm, cụm tác phẩm có giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; có ảnh hưởng

sâu sắc, sức lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, cổ vũ tinh thần lao động, sáng tạo, xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen và 50% giá trị giải thưởng đối với các tác giả có tác phẩm đạt giải cao ở nước ngoài, Trung ương và khu vực cho

11 tác giả, trong đó có một Nhạc sỹ vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú (Nhạc sỹ - NSUT Vương Văn Vình, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tổ chức thành công Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) tỉnh Tuyên Quang với sự tham gia của 188 tác giả là họa sỹ, nhà thiết kế trong và ngoài tỉnh. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần giới thiệu về truyền thống văn hóa, mảnh đất và con người Tuyên Quang, gắn với các di tích lịch sử cách mạng; đồng thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, đối nội, đối ngoại của tỉnh.

Bên cạnh các hoạt động về văn học, nghệ thuật, hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh cũng được quan tâm phát triển. Tỉnh Tuyên Quang hiện có 02 đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh (trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Đoàn Ca múa nhạc xiếc Thanh Xuân (Đoàn nghệ thuật xã hội hóa); 141 đội văn nghệ quần chúng xã, phường, thị trấn; 2.494 đội văn nghệ quần chúng thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang; trên 50 câu lạc bộ đàn và hát dân ca duy trì hoạt động bình quân 10.300 buổi/năm, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú trên địa bàn dân cư.

Công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc được triển khai thực hiện có hiệu quả. Khai thác và phát triển các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống, tiêu biểu như hát Then (dân tộc Tày), hát Páo dung (dân tộc Dao); hát Sình ca (dân tộc Cao Lan); hát Soọng cô (dân tộc Sán Dìu)... Biên soạn, xuất bản các cuốn sách: "Di tích lịch sử - lưu niệm về Chủ tịch

Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang"; "Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc ở

Tuyên Quang"; Tập thơ Tày "Nhớ Pác Tạ"; sản xuất bộ phim tài liệu "Tuyên

Quang ký sự" (04 tập) phản ánh đất nước, con người và truyền thống đấu tranh

cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang.

Hàng năm, mở các lớp tập huấn ở cơ sở; tổ chức và tham gia các kỳ Liên hoan, hội diễn tại tỉnh, khu vực và Trung ương, trong đó có hát Then, đàn tính - loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của dân tộc Tày. Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các tỉnh vùng Việt Bắc triển khai các bước lập hồ sơ trình UNESCO công nhận hát Then là di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần bảo vệ khẩn cấp; hoàn thành lập 02 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Tày (Lễ hội Lồng tông và Nghi lễ Then) đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 27/12/2012 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 5079/QĐ- BVHTTDL, công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đối với 02 di sản này. Ngày 17 và 21/02/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghi lễ Then và lễ hội Lồng tông (dân tộc Tày) tại 2 huyện Chiêm Hóa và Lâm Bình.

Việc phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến theo Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1483/QĐ-CT ngày 31/10/2005 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh được triển khai có hiệu quả. Đến nay, hoàn thành phục hồi, tôn tạo

110 di tích lịch sử văn hoá theo dự án được duyệt; hoàn thành danh mục xếp hạng

118 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 179 di tích cấp tỉnh. Tháng 8/2012, khu di lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào vinh dự được đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, qua đó góp phần tôn vinh và khẳng định tầm vóc lịch sử của "Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến", tăng thêm niềm tin, niềm tự hào dân tộc, quyết tâm kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống lịch sử của tỉnh và của đất nước.

Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa các đồng chí!

Thực hiện Nghị quyết số 23 ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 20 ngày 28/10/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội nhà báo tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương và của tỉnh mở trại sáng tác; cử hội viên tham gia các trại sáng tác, lớp tập huấn, đi thực tế do tỉnh và Trung ương tổ chức.

Trong 2 năm, 2011 và 2012, Hội đã phối hợp với Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, các Hội chuyên ngành Trung ương tổ chức 8 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, sáng tác về văn học, nghệ thuật, mỹ thuật, âm nhạc... cho các hội viên Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh và tổ chức thành công Hội thảo khoa học "Nâng

cao chất lượng Báo Tân Trào". Xuất bản bình quân 10 đầu sách/năm, trong đó có

các tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn và thơ có nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật, tiêu biểu như: "Giấc mơ hạt thóc" "Khi tôi lớn" (Đinh Công Thủy); "Đêm trở

giấc" (Tạ Bá Hương); "Biển mặn" (Cao Xuân Thái); "Dọc miền lau" (Lê Na);

trường ca "Chuyện anh thuyền chài Trần Văn Sông" (Vũ Xuân Tửu)... Một số tác phẩm văn học nghệ thuật dành giải thưởng quốc gia và khu vực như: Tiểu thuyết "Ma làng", "Cánh đồng Chum" (Trịnh Thanh Phong); "Tân Trào rạng

ngày Độc lập" (Phù Ninh); "Thăm thẳm đường về" (Hồng Giang); tập truyện

"Chuyện ở bản Pi - át" (Vũ Xuân Tửu); "Je - ry lên rừng học hái thuốc nam" (Đỗ

Anh Mỹ)... Ngoài ra, các tác phẩm về Âm nhạc, Hội họa, Nhiếp ảnh, Sân khấu... cũng dành giải thưởng cao trong khu vực và toàn quốc như: tác phẩm "Cháu của

bà" của Họa sỹ Mai Mạnh Hùng (Giải A triển lãm mỹ thuật khu vực, Giải B triển

lãm Mỹ thuật Việt Nam); tác phẩm "Bất biến" của Họa sỹ Lê Cù Thuần (Giải C triển lãm Mỹ thuật Việt Nam); ca khúc "Tiếng lượn cọi quê em" của Nhạc sỹ - NSƯT Vương Vình, ca khúc "Đường về Tân Trào" của Nhạc sỹ Tân Điều... Bên cạnh đó, các tác phẩm hưởng ứng Cuộc vận động "Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật báo chí" về đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh"; "Tuyên Quang hội nhập và phát triển"; "Tuyên Quang chung

sức xây dựng nông thôn mới"... với những truyện ký, bút ký, phóng sự, gương

Kính thưa các đồng chí!

Có được những kết quả như vậy là nhờ có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành tại địa phương và các Hội chuyên ngành của Trung ương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết ở một số cơ sở còn chậm; công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, khuyến khích hội viên các chi hội văn học, nghệ thuật, các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý, phê bình nâng cao chất lượng các tác phẩm còn hạn chế; việc phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sỹ trẻ, đặc biệt đối với văn nghệ sỹ là người dân tộc thiểu số chưa kịp thời, chưa có cơ chế thu hút tài năng về lĩnh vực văn học, nghệ thuật; việc triển khai Đề án thành lập cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật và các công ty biểu diễn nghệ thuật còn chậm; có ít tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, phản ánh sâu sắc truyền thống lịch sử quê hương cách mạng - "Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến"; công tác tuyên truyền, quảng bá, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật tới nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế...

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật

trong thời kỳ mới trong thời gian tiếp theo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tuyên

Quang đề xuất một số giải pháp thực hiện, như sau:

Một là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng để

đội ngũ sáng tác văn học, nghệ thuật nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn học, nghệ thuật và trách nhiệm công dân đối với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, âm mưu "Diễn biến hòa

bình" của các thế lực thù địch, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới (Trang 117 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w