Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 87 - 89)

- Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc thi hành Luật và các văn bản khác một cách rõ ràng, chính xác và hạn chế sự thay đổi trong một thời gian ngắn.

- Cần bảo đảm cung cấp thông tin về các DNN&V một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các ngân hàng thương mại. Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) thông qua việc phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong việc thu thập và xử lý thông tin về các doanh nghiệp như: Bộ tài chính, các cơ quan Thuế, Bộ kế hoạch và đầu tư, các chính quyền địa phương, các ngân hàng thương mại và cả các doanh nghiệp…Làm tốt

vấn đề này sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại có điều kiện thuận lợi tiếp nhận những thông tin cần thiết về các doanh nghiệp và môi trường hoạt động đầu tư của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác.

- Cần áp dụng một cách linh hoạt những công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở…để điều tiết cung cầu tiền tệ trên thị trường và những diễn biến bất thường của lãi suất. Tránh để tình trạng nền kinh tế bị "khát" vốn hay bị "đóng băng" về vốn, đồng thời tránh sự can thiệp quá sâu về kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước vào hoạt động của các ngân hàng thương mại.

- Cần có một quy chế cho vay và qui chế miễn giảm lãi suất áp dụng riêng đối với các DNN&V để các ngân hàng thương mại có căn cứ cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.

- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay nhất là cho vay đối với các DNN&V. Hoạt động này có thể được tiến hành theo phương thức giám sát từ xa hay kiểm tra tại chỗ. Bên cạnh việc tìm ra những bất cập trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, công tác thanh tra còn phải nêu lên được những kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ, sửa chữa cho các ngân hàng thương mại để từ đó nâng cao được chất lượng quản lý của ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay, hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ công tác làm thanh tra, tránh một tình trạng phổ biến hiện nay một số cán bộ thanh tra có trình độ chuyên môn thấp khi vào thanh tra ngân hàng thương mại không phát hiện được những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro của các món vay hay của khách hàng vay, một số khác do không nắm chắc quy trình cho vay và các văn bản có liên quan hiện hành nên đã đưa ra những kiến nghị không cần

thiết, không sát với thực tế, không tập trung vào nội dung chủ yếu của công tác cho vay, dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát chưa cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 87 - 89)