Mặc dù hoạt động cho vay DNN&V tại NHCT tỉnh Nam Định đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định mà Ngân hàng cần phải khắc phục.
Một là: Mặc dù tổng dư nợ cho vay đối với các DNN&V tại NHCT tỉnh
Nam Định liên tục tăng trưởng nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay DNN&V mới chỉ chiếm 44,6%. So với mục tiêu tăng tỷ trọng tài trợ DNN&V của NHCT Việt Nam lên 70% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế có lẽ NHCT tỉnh Nam Định cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa.
Hai là: Cơ cấu dư nợ cho vay DNN&V phân theo thành phần kinh tế chưa
có nhiều chuyển biến tích cực. Cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay DNN&V. Đây thật sự là một yếu tố cần phải được xen xét một cách nghiêm túc bởi vì trong xu thế hiện nay, Nhà nước đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hoá, hơn nữa các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang ngày càng trở nên lớn mạnh và đóng góp một phần quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Ba là: Chưa có sản phẩm một quy trình cho vay thiết kế riêng cho DNN&V.
Việc xét duyệt cho vay đối với DNN&V vẫn áp dụng theo một quy trình chung như cho vay đối với các lo hình Doanng nghiệp khác. Điều này đôi khi không phù hợp hoặc quá phức tạp đối với hoạt động kinh doanh của các DNN&V và dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với các DNN&V.
Bốn là: Định nghĩa về DNN&V tại NHCT Việt Nam hiện nay chưa thống
nhất và phù hợp, điều này gây bất tiện lớn cho Ngân hàng trong việc thực hiện một số chính sách tài trợ cho DNN&V theo các chương trình tài trợ của Chính phủ, của các tổ chức quốc tế cũng như quá trình theo dõi, thống kê…