Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 77 - 80)

- Triển khai tích cực hơn Nghị định 90/2000/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNN&V và các văn bản có liên quan.

Theo đó cần phải ban hành "Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa” căn cứ vào định hướng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành và địa bàn cần khuyến khích. Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải phê duyệt chương trình trợ giúp cụ thể hàng năm, hoặc kế hoạch năm năm.

Triển khai ngay các chính sách trợ giúp DNN&V nêu tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP bao gồm:

+ Khuyến khích đầu tư: Sử dụng các biện pháp về tài chính, tín dụng đối với từng ngành nghề cụ thể tại các địa phương cần khuyến khích trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V để bão lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn của Ngân hàng. Nên có cơ chế bắt buộc địa phương phải thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng

trong một khoảng thời gian quy định. Đồng thời ban hành quy chế hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng để khi Quỹ này ra đời sẽ vận hành được ngay không phải chờ hướng dẫn.

+ Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp cho các DNN&V. Cần có quy định rõ và cơ chế thực hiện về việc thực hiện các chính sách ưu đãi cho các DNN&V trong việc thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…

+ Các Bộ, Ủy Ban Nhân dân tỉnh, cần có hướng dẫn cụ thể để các cơ quan chức năng có cơ sở thực hiện việc hỗ trợ DNN&V trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa quản lý, tăng khả năng cạnh tranh; có kế hoạch ưu tiên đặt hàng cho các DNN&V đủ tiêu chuẩn tham gia cung ứng hàng hóa và dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; tạo thuận lợi cho các DNN&V tham gia các chương trình xuất khẩu của Nhà nước.

+ Thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo, đào tạo khả năng quản lý doanh nghiệp cho các DNN&V có sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước. Tổ chức nhiều cuộc đối thoại giữa các cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp để lắng nghe những kiến nghị của doanh nghiệp nhằm có kế hoạch hỗ trợ tốt hơn.

Tóm lại: khi các Cơ quan Nhà nước hoàn thành tốt các nhiệm vụ được

giao tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển các DNN&V sẽ tạo đà cho loại hình doanh nghiệp này phát triển, giúp các doanh nghiệp tiếp cận vốn Ngân hàng dễ dàng hơn.

- Thực hiện tốt chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các DNN&V theo Quyết định 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ và thông tư 09/2005/TT-BTC ngày 28/01/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 143/2994/QĐ-TTg.

Về cơ bản, các chủ trương, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các DNN&V đã có. Do đó việc triển khai cần phải được

thực hiện sớm, đồng đều ở các địa phương và nên tổ chức một cách thường xuyên.

Làm tốt công tác này sẽ giúp các DNN&V nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức quản lý sản xuất …hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động, tạo được niềm tin đối với các tổ chức tín dụng.

- Tổ chức triển khai và có chế độ thanh tra, kiểm tra chặt chẽ việc thi hành Luật kế toán trong các DNN&V.Việc kiểm tra chặt chẽ và có quy chế thưởng, phạt nghiêm minh sẽ tạo động lực cho các DNN&V hạch toán kế toán một cách bài bản, đầy đủ…Khi đó thông tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ đáng tin cậy hơn.

- Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành Quy chế thanh toán không dùng tiền mặt đối với các doanh nghiệp và bắt buộc các doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng thương mại. Điều này sẽ dần dần tạo thói quen giao dịch qua ngân hàng của các doanh nghiệp, qua đó tài chính của doanh nghiệp sẽ minh bạch hơn, các ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi cho vay vốn.

- Các Bộ, ngành cần phối hợp ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện xử lý tài sản bảo đảm nợ vay của các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo các tổ chức tín dụng được tự chủ hơn trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ như quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ-CP. Hướng dẫn các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ các tổ chức tín dụng thực hiện các thủ tục xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu.

- Các địa phương cần đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà cho người dân. Cải tiến thủ tục để cho việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà đơn giản hơn, thời gian giải quyết nhanh chóng hơn. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho các DNN&V có thêm tài sản hợp pháp, hợp lệ thế chấp cho ngân hàng để vay vốn. Ngoài ra, các Bộ, ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp phải

tích cực phối hợp để xử lý nhanh những trường hợp rắc rối xung quanh loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 77 - 80)