Một số nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 60 - 62)

Ngoài những nguyên nhân từ phía Ngân hàng, từ phía các Doanh nghiệp còn có các nguyên nhân khác đã tác động làm cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNN&V còn hạn chế.

Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ. Việc sử lý vi phạm đôi khi chưa được nghiêm minh. Tình hình cạnh tranh không bình đẳng, hiện tương trốn thuế vẫn diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội. Đây là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh ngiệp, bởi vì doanh nghiệp báo cáo có lãi nhưng nếu kê khai và nộp đủ thuế cho ngân sách sẽ bị lỗ. Một số các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực cụ thể như: cấp đăng ký kinh doanh, cấp các loại giấy phép, kê khai thuế… còn phức tạp, rườm rà. Trách nhiệm của cơ quan công chứng, cơ quan kiểm toán chưa rõ ràng, đầy đủ. Hề thống giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất và tài sản trên đất còn nhiều phức tạp, thiếu hoặc không đồng nhất.

Quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo nhất là trong việc thành lập doanh nghiệp, thực hiện các pháp lệnh kế toán thống kê…của doanh nghiệp. Các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho Ngân hàng và khách hàng trong quá trình thực hiện.

Chính sách tín dụng của Nhà nước chưa nhất quán và ổn định, ngoài ra lại được áp dụng một cách tràn lan, phân tán nên việc đầu tư trở nên mất tập trung. Cơ chế xin cho vẫn còn phổ biến trong hoạt động đầu tư nên chưa nâng cao được trách nhiệm của chủ dự án.

Chưa có một chính sách thuế ưu đãi riêng biệt đối với các DNN&V hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh. Một số lĩnh vực sản xuất thiết yếu vẫn phả chịu mức thuế cao như: khuôn đúc, que hàn, các sản phẩm hoá dược… Việc khấu trừ thuế còn rất phức tạp, khó thực hiện hoặc rất mất thời gian của Doanh nghiệp.

Chính sách tài chính: Các DNN&V vẫn còn rất khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước như: nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) , nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) do điều kiện giải ngân các nguồn vốn này rất khó khăn và phí sử dụng vốn khá cao.

Các ưu đãi cho DNN&V đặc biệt là mặt bằng sản xuất còn rất hạn chế. Rất ít có doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất đủ hoặc có thì chi phí thuê mặt bằng quá cao, thời hạn ngắn đã trở thành một gánh nặng tài chính lớn đối với DNN&V.

Những hoạt động hỗ trợ của Nhà nước đối với các DNN&V nhất là thông tin về thị trường, giá cả, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tham gia cung ứng hàng hoá dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước, ưu tiên đặt hàng và các đơn đặt hàng theo hạn ngạch phân bổ cho các DNN&V sản xuất hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, phát triển hình thức thầu phụ công nghiệp, nhận thầu xây dựng, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, trang thiết bị, phát triển sản phẩm mới, dào tạo… nhìn chung còn rất hạn chế.

Tóm lại : Không ai có thể phủ nhận những thành quả to lớn mà các DNN&V đóng góp cho nền kinh tế, cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận rằng hiện nay các DNN&V còn gặp nhiều khó khăn để phát triển. Khó khăn lớn nhất là thiếu vốn. Từ khó khăn về vốn nảy sinh ra nhiều khó khăn khác như thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu thiết bị công nghệ hiện đại, hạn chế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, hạn chế khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, tăng năng lực cạnh tranh…Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: nguyên nhân từ bản thân doanh nghiệp, nguyên nhân từ Ngân hàng và một số những nguyên nhân khác.

Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các DNN&V không chỉ có lợi cho Ngân hàng , cho các DNN&V mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay. Việc đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các DNN&V trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết.

Kết luận

Chương 2 đã tập trung phân tích tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNN&V trên địa bàn tỉnh Nam Định. Các nghiên cứu khác chỉ nhằm làm sáng tỏ thêm kết quả nghiên cứu của luận văn. Nhìn chung chương 2 đã thực hiện được một số vấn đề lớn như sau:

Phân tích một số nét tiêu biểu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định, qua đó thấy được vai trò trung tâm trong việc phát triển kinh tế của tỉnh, sự phát triển của các DNN&V trên địa bàn; nêu được thực trang đầu tư tín dụng cho các DNN&V tại NHCT tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó luận văn xác định được nguyên nhân các DNN&V khó tiếp cận vốn vay Ngân hàng nhằm tìm giải pháp thích hợp tạo điều kiện cho DNN&V vay được vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w