Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 36 - 37)

Nam Định là một tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ. Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, tỉnh Nam Định đã nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện. Trong 4 năm từ 2003 - 2006 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đã giữ nhịp độ tăng trưởng bình quân 9,5%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2006.( tính theo giá thực tế ) đạt 6.213.900đ, tăng gấp 2 lần so với năm 2003.

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế quốc dân

(Đơn vị tính %)

Năm 2003 2004 2005 2006

1. Nông lâm nghiệp thuỷ sản 36,48 35,66 32,88 32.19 2. Công ngiệp v XDà 25,51 27,25 31,11 31,99 3. Thương mại dịch vụ 38,01 37,09 37,01 35,84

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006, Cục thống kê tỉnh Nam Định

Qua số liệu biểu 2.1 cho thấy cơ cấu kinh tế theo ngành bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ từ 63,52% năm 2003 lên 67,83% năm 2006, giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp từ 36,48% năm 2003 xuống 32,19% năm 2006.

Thực hiện quy hoạch, thành phố Nam Định từng bước được nâng cấp. Các công trình đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường .... đã được xây dựng cải tạo. Trung tâm hầu hết ở các huyện trong tỉnh, thị trấn, thị tứ được quy hoạch và đầu tư xây dựng. Đường giao thông nông thôn đều đã được nâng cấp với tổng số 5620 km trong đó có 1121 km đường nhựa, 2031 km đường bê tông. Nhiều công trình phúc lợi công cộng cũng được nâng cấp đầu tư mới và đưa vào sử dụng.

* Các chương trình phát triển về giáo dục, y tế và văn hoá thông tin cũng tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm thực hiện đạt kết quả. Tổng nguồn vốn đầu tư cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày một tăng cao. Bình quân mỗi năm giải quyết thêm việc làm cho 45.000 - 50.000 lượt người.

Như vậy, tỉnh Nam Định có đủ điều kiện về tài nguyên, thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế. Nam Định có khả năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp may, chế biến nông sản thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu, lắp ráp xe đạp, xe máy, đóng tàu, có cơ sở để phát triển ngành du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thuần nông độc canh cây lúa là chủ yếu. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa vững chắc, chưa có ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy định hướng phát triển kinh tế của tỉnh từ nay đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 có quy mô lớn. Phát triển các vùng kinh tế là kinh tế biển, vùng sản xuất nông nghiệp và vùng kinh tế trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định, đòi hỏi phải có vốn đầu tư cho phát triển, trong đó nguồn vốn Ngân hàng rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w