GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNN&V TẠI NHCT TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 62 - 66)

ĐỐI VỚI DNN&V TẠI NHCT TỈNH NAM ĐỊNH 3.1. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Nam Định

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII đã xác định: Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới sâu rộng, toàn diện hơn, huy động sức mạnh của toàn Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh; tranh thủ sự chỉ đạo giúp đỡ của Trung ương, mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư, thiết bị công nghệ hiện đại, những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo điều kiện đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kết hợp với những lợi thế đưa nền

kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và vững chắc. Tận dụng thời cơ để hoà nhập vào quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tạo bước chuyển nhanh về cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng. Phấn đấu đến năm 2010 có cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ một cách hợp lý. Gắn kết phát triển kinh tế với cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh xã hội. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội …. Phấn đấu đưa tỉnh Nam Định vào diện các tỉnh phát triển trong cả nước.

Mục tiêu chung về phát triển kinh tế của giai đoạn 2006 - 2010 là: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, đẩy mạnh CNH-HĐH, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển bền vững, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế giai đoạn 2010:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 10 - 11% GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 10 - 12 triệu đồng.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,5 - 3% năm. Giá trị ngành thủy sản tăng bình quân 13 - 15%/năm.

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 23 - 25%/năm.

- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 8,5 - 9%. * Cơ cấu kinh tế: công nghiệp,dịch vụ, nông nghiệp

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 1.200 tỷ đồng trở nên. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng theo định hướng đã đề ra, chúng ta cần quán triệt

những quan điểm cơ bản và định hướng phát triển các ngành trong đó trọng tâm là công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể:

Phát triển mạnh các ngành có lợi thế cạnh tranh, có truyền thống huy động được tiềm năng, nguồn lực của tỉnh, có thể tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới như: cơ khí chế tạo, gia công kim loại, sản xuất hàng kim khí tiêu dùng; dệt may, điện tử - tin học ….. chú trọng đầu tư sản xuất dược phẩm; tiếp tục phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Đa dạng hóa về quy mô và loại sản xuất công nghiệp: công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Trong đó đặc biệt khuyến khích phát triển mạnh mẽ các DNN&V. Cụ thể:

Một là: Hỗ trợ phát triển DNN&V là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng

trong phát triển kinh tế - xã hội.

Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường nên các DN, các nhà đầu tư còn chưa có nhiều kinh nghiệm về kinh tế thị trường, sức ỳ còn lớn, chưa chú ý nhiều đến kinh doanh lâu dài.

Trong tình hình đó, phát triển DNN&V sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ kinh doanh của Việt Nam ra đời, tạo điều kiện về yếu tố con người cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Phát triển DNN&V sẽ khuyến khích và tăng cường tính cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước, làm cho nền kinh tế năng động hơn. Điều đó đòi hỏi các DN phải vươn lên không ngừng bằng chất lượng và hiệu quả. Nhờ đó, nền kinh tế có cơ hội phát triển và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có ưu thế là tạo ra được nhiều công ăn việc làm. Điều này hết sức quan trọng đối với một nước đang phát triển có tiềm năng về lao động. Phát triển DNN&V góp phần thu hút thêm lao động, giảm sức ép về việc làm, tăng thêm thu nhập để cải thiện đời sống cho người lao động, vừa góp phần sử dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có nhất của nền kinh tế, đó là lao động, để tạo tiền đề tích lũy cho các giai đoạn phát triển sau:

Phát triển DNN&V tức là tạo cơ hội cho các nhà đầu tư huy động vốn của mình và của người khác vào kinh doanh. Đây cũng là một biện pháp góp phần làm tăng tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Hai là: Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được ưu tiên trong một số ngành

có lựa chọn là:

- Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh.

- Các ngành tạo đầu vào cho các DN lớn, cũng như trong các lĩnh vực phục vụ đầu ra cho sản phẩm của DN lớn (mạng lưới phân phối, gia công bán thành phẩm, chế biến ….)

- Các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nông thôn, bao gồm các sản phẩm truyền thống thuộc về các làng nghề.

Ba là: Ưu tiên phát triển DNN&V ở nông thôn, coi công nghiệp nhỏ và

vừa là bộ phận quan trọng nhất của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn..

Bốn là: Khuyến khích phát triển DNN&V trong một số ngành nhất định

mà DN lớn không có lợi thế tham gia. DN nhỏ và vừa thích hợp với thị trường của những sản phẩm đơn chiếc, đáp ứng nhưu cầu hết sức riêng của nhóm người hay một số hộ tiêu dùng nào đó. Thường thì các DN lớn muốn thôn tính hết thảy mọi thị trường lớn nhỏ, do đó Nhà nước cần phải có khung pháp lý rõ ràng quy định loại sản phẩm nào, ngành sản xuất nào, với tỷ trọng bao nhiêu thì do DNN&V đảm nhận, DN lớn không được chiếm tỷ trọng cao hơn mức quy định đó.

Năm là: Phát triển DNN&V trong mối liên hệ chặt chẽ với DN lớn:

- Phân công chuyên môn hóa giữa DNN&V và DN lớn sao cho có hiệu quả. DNN&V vừa tạo đầu vào vừa góp phần tiêu thụ đầu ra của DN lớn.

- DN lớn hỗ trợ cho DNN&V về tay nghề, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

- Giao thầu lại cho những DNN&V những phần việc trong hợp đồng lớn mà các DN lớn ký với Nhà nước.

Sáu là: Có một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung gần các

Trung tâm thành phố, thị trấn dành riêng cho các DNN&V vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng: điện, nước, thông tin liên lạc, tiếp cận thị trường.

Như vậy, chính sách ưu tiên phát triển các DNN&V, phát triển các làng nghề truyền thống để khai thác tiềm năng sẵn có của tỉnh là một chính sách mang tính xã hội cao, nó góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, từng bước hòa nhập kinh tế của tỉnh vào thị trường của cả nước, gắn thị trường Nam Định với thị trường các nước trong khu vực nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 62 - 66)