Xây dựng quỹ Bảo lãnh tín dụng (BLTD) cho DNN&

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 83 - 85)

Xuất phát từ tình trạng chung, DNN&V vốn ít, trình độ công nghệ, năng lực quản lý hạn chế nhưng cũng có một số doanh nghiệp có khả năng phát triển, có dự án kinh doanh khả thi nhưng không có đủ vốn để hoạt động, không đủ TSTC để vay vốn tại ngân hàng, nhiều DNN&V phải vay vốn từ các nguồn phi chính thức với lãi suất cao. Đây là tình trạng phổ biến trong hoạt động kinh doanh của DNN&V hiện nay. Vì vậy, giải quyết vấn đề thiếu vốn là khâu đột phá nhằm khai thác mặt tích cực, hạn chế bất lợi đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, phải có sự can thiệp của Nhà nước trong việc hỗ trợ DNN&V tiếp vận vốn tín dụng, thông qua việc thành lập quỹ BLTD đổi với DNN&V. Mục tiêu là tạo điều kiện cho DNN&V có khả năng phát triển nhưng không đủ năng lực tài chính và điều kiện để tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đây là biện pháp nhà nước chia sẻ rủi ro đối với người cho vay, thúc đẩy mở rộng tín dụng đối với DNN&V. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà

nước cần thành lập quỹ BLTD, để bảo lãnh cho các DNN&V có dự án có tính khả thi và hiệu quả cao nhưng thiếu khả năng tài chính để thực hiện.

* Mô hình hoạt động của quỹ BLTD

Trong giai đoạn đầu ở nước ta cần xây dựng quỹ BLTD dưới hình thức tổ chức tài chính nhà nước với tên gọi "Quỹ BLTD cho DNN&V". Việc xây dựng quỹ BLTD phải phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển kinh tế nói chung và đặc điểm phát triển của DNN&V, phù hợp với đặc điểm quản lý kinh tế của Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi sang nền KTTT.

Quỹ ra đời và đi vào hoạt động như là một công cụ hỗ trợ của Nhà nước đối với sự phát triển của các DNN&V. Hoạt động của nó phải nằm trong sự phối hợp hỗ trợ của Chính phủ, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng TW liên minh các HTX Việt Nam, Hiệp hội các DNN&V.

Hệ thống quỹ BLTD cho các DNN&V cần được hình thành theo mô hình quỹ BLTD TW và một số chi nhánh phân theo vùng lãnh thổ gắn liền với khu vực tập trung các DNN&V, kinh tế phát triển.

Quỹ BLTD đối với DNN&V Việt Nam nên tổ chức trung gian giữa Nhà nước và doanh nghiệp, là một định chế tài chính phi lợi nhuận, nằm trong hệ thống ngân hàng và chịu sự giám sát của NHNN Việt Nam. Quỹ nên thành lập theo hình thức công ty cổ phần, cổ đông là các NHTM, các tổ chức tư vấn cho DNN&V, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

* Nguyên tắc bảo lãnh

Quỹ chỉ cấp bảo lãnh cho DNN&V có dự án khả thi đã được tổ chức tín dụng thẩm định có hiệu quả nhưng chủ đầu tư không đủ TSTC. Việc cấp bảo lãnh thực hiện theo cơ chế cộng đồng trách nhiệm và phân chia rủi ro. Có nghĩa là, trong quan hệ vay vốn, doanh nghiệp phải có TSTC tối thiếu 20% giá trị khoản vay, quỹ chỉ bảo lãnh 80% còn lại. Phân chia rủi ro ở giữa quỹ và tổ chức tín dụng theo tỷ lệ 70/30. Khi doanh nghiệp không trả được nợ ngân hàng thì quỹ

thanh toán nợ thay cho doanh nghiệp bằng 70% số tiền cam kết bảo lãnh. Ngân hàng chịu rủi ro 30%.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 83 - 85)