Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 1 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 55 - 57)

2.4.3.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Thứ nhất: Trình độ của cán bộ tín dụng; cán bộ tín dụng là người luôn

theo sát hồ sơ vay của khách hàng từ khi tiếp xúc ban đầu cho đến khi thu hồi xong nợ vay. Việc quyết định có cấp tín dụng hay không phần lớn phụ thuộc vào chất lượng làm việc của cán bộ tín dụng. Vấn đề đặt ra là, cán bộ tín dụng là

người hiểu doanh nghiệp nhất mà lại có xu hướng đề xuất cho vay trên cơ sở có tài sản đảm bảo chắc chắn thì xem ra chưa ổn. Có thể ở một số trường hợp cụ thể, một số doanh nghiệp cụ thể thì đúng nhưng không phải đúng cho mọi trường hợp, mọi doanh nghiệp, bởi vì nguồn trả nợ vay không phải lúc nào cũng là từ tài sản đảm bảo; Ngân hàng cho vay không phải nhằm mục đích bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Việc cán bộ tín dụng không đánh giá được năng lực thực sự của người đi vay đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp muốn vay được vốn buộc phải có đủ tài sản đảm bảo là điều khó chấp nhận được.

Thực tế hiện nay cán bộ tín dụng ít chịu khó đi sâu vào phân tích đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều tờ trình tín dụng chưa nêu bật nên được năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở mức độ nào, mức độ rủi ro của mặt hàng và ngành hàng mà doanh nghiêp kinh doanh ra sao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào… Nhìn chung là tờ trình của cán bộ tín dụng chưa nêu hết được các điểm mạnh, điểm yếu của một doanh nghiệp mà chủ yêu là theo xu hướng: nếu đề xuất cho vay thì nêu toàn ưu điểm của doanh nghiệp, nếu đề xuất không cho vay thì nêu toàn nhược điểm của doanh nghiệp.

Thứ hai: NHCT Việt Nam chưa có một hệ thống chính sách tốt nhất phục

vụ công tác tín dụng một cách hiệu quả:

Chính sách tín dụng chưa rõ ràng đặc biệt là chính sách tín dụng đối với DNN&V. Ngân hàng chưa đưa ra được các định hướng đúng đắn, cụ thể với các ngành hàng, nhóm ngành hàng, khu vực kinh tế, thành phần kinh tế… Các điều kiện tín dụng vẫn còn tồn tại những điểm mang tính định tính, tạo tính không minh bạch trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng. Hệ thống các văn bản quy định về tín dụng quá cồng kềnh và cón chồng chéo…

Chưa có hộ phận đánh giá tổng thể xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành hàng, nhóm khách hàng làm định hướng cho hoạt động cấp tín dụng. Vì

vậy Ngân hàng cho vay thiếu tính định hướng do đó đã có hiện tượng đầu tư quá nhiều vào một khách hàng, nhóm khách hàng, ngành hàng sảy ra.

Chính sách tín dụng chưa có sự phân biệt quy mô khách hàng nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong quá trình cấp tín dụng. Ngoài ra vẫn tồn tại sự phân biệt giữa 2 thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh trong các điều kiện tín dụng đặc biệt là điều kiện về tài sản bảo đảm.

Chưa có bộ phận thu thập thông tin khách hàng, chấm điểm và xếp hạng khách hàng một cách độc lập. Do vậy các thông tin về khách hàng còn thiếu, chưa chính xác dẫn đến việc ra quyết định cho vay của Ngân hàng chậm trễ, không chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Thứ ba: Hoạt động Maketting được đánh giá rất quan trọng đối với sự tồn

tại và phát triển của ngân hàng lại chưa được chú trọng. Do quen với cơ chế quan liêu bao cấp và chưa thực sự thay đổi theo kịp với đòi hỏi của kinh tế thị trường nên hoạt động Maketting của NHCT tỉnh Nam Định chưa thực sự được coi trọng và phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 55 - 57)