Giải pháp đối với NHCT tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 68 - 70)

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng cán bộ

Một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng là yếu tố con người. Muốn nâng cao được chất lượng thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng NHCT tỉnh Nam

Định cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng…

Do nhận thức sai lầm về DNN&V chỉ thấy những khó khăn không thấy được xu thế phát triển. Chỉ nặng về tài sản thế chấp, khi đánh giá tài sản thế chấp lại đánh giá thấp với một suy nghĩ là nếu chẳng may DN không trả được nợ Ngân hàng thì khi phát mại sẽ dễ bán, thu hồi đủ gốc và lãi. Những suy nghĩ và nhận thức sai lầm đó đã tồn tại không phải là ít ở trong cán bộ làm công tác tín dụng. Chính điều này đã dẫn đến có sự phân biệt đối xử trong đầu tư tín dụng giữa các DNNN và các DN tư nhân.

Để giải quyết vấn để này theo tôi cấn phải làm tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất: Đối với công tác đào tạo, đào tạo lại.Cần phải trang bị lại các

kiến thức cơ bản cho cán bộ, giúp và tạo điều kiện cho họ tự học để có đủ trình độ phù hợp với cương vị sẽ đảm nhiệm theo hai hình thức đào tạo tập trung và đào tạo định hướng. Các đối tượng đào tạo theo hướng tập trung, chuyên ngành, trước hết cần ưu tiên cho cán bộ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế. Triển khai phổ cập tin học, đào tạo hoặc tuyển dụng chuyên gia tin học có khả năng xây dựng, lập trình các nghiệp vụ phát sinh của Ngân hàng.

Thứ hai: Công tác tuyển chọn, sử dụng cán bộ: Tuyển chọn và sử dụng

cán bộ là những nội dung quan trọng trong tiêu chuẩn hóa và trẻ hóa cán bộ. Việc tuyển chọn cán bộ trẻ thay thế lớp người sắp nghỉ hưu có ý nghĩa quyết định tương lai phát triển của Ngân hàng. Kinh nghiệm từ các Ngân hàng nước ngoài cho thấy, hình thức tài trợ cho sinh viên và các cơ sở đào tạo: trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo … đã mang lại kết quả tốt cho Ngân hàng về đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Cần thực hiện tuyển chọn cán bộ mới thực sự về chất. Làm tốt công tác tuyển chọn cán bộ Ngân hàng sẽ dần khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ như hiện nay.

Thứ ba: Đối với cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp liên

quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, cán bộ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ … thì phải đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩn về năng lực cao hơn, không những kiến thức về nghiệp vụ mà phải trang bị cho họ trình độ cơ bản về thương mại, pháp luật, ngoại ngữ, am hiểu về hoạt động kinh doanh của các DN, có đủ năng lực để tư vấn và tham gia với các DN trong các dự án sản xuất kinh doanh.

Thứ tư: Bố trí nhân lực.Vấn đề bổ trí nhân lực đóng vai trò quan trọng để

sử dụng cán bộ có hiệu quả, phát huy được năng lực, sở trường của họ. Đó là việc gắn bó chặt chẽ giữa học và thực tiễn. Tránh tình trạng cán bộ được đào tạo hoặc có kinh nghiệm trong chuyên ngành này thì bố trí làm việc ở chuyên ngành khác, kể cả việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Ngân hàng cần bố trí công việc cho cán bộ theo đúng chuyên môn đào tạo và sở trường. Chức vụ phải tương xứng với khả năng, kiên quyết điều chuyển những cán bộ không có khả năng, không thích hợp với yêu cầu công tác.

Thứ năm: Hàng năm cần có kế hoạch kiểm tra đánh giá lại chất lượng cán

bộ làm công tác tín dụng. Khuyến khích và nêu gương những cán bộ tín dụng giỏi, phân thành từng tổ nhỏ để có thể nâng cao nghiệp vụ và kiểm tra giám sát lẫn nhau trong công việc. Đổi địa bàn, doanh nghiệp mà cán bộ tín dụng phụ trách nhằm làm cho cán bộ tín dụng va chạm với các loại hình doanh nghiệp nhiều hơn, va chạm với các tình huống khác nhau ở các địa bàn để nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng và tránh những tiêu cực có thể sảy ra trong quá trình vay vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 68 - 70)