Thiết lập khung pháp lý cho DNN&

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 80 - 81)

Trước hết, Chính phủ cần nhanh chóng thiết lập khuôn khổ chính sách cơ

bản, tạo môi trường pháp lý đầy đủ để các DNN&V tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển và trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đối với DNN&V Việt Nam, đã đến lúc cần thiết phải đưa ra tiêu chí phân loại doanh nghiệp như ban hành "luật DNN&V", luật hỗ trợ DNN&V… Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nghiệp yên tâm hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật như ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ DNN&V: chính sách thương mại, đất đai, thuế…Đồng thời phải xây dựng chiến lược phát triển DNN&V, ưu tiên phát triển theo ngành, theo lãnh thổ.

Có những định hướng lớn về phát triển công nghệ, đây là việc làm cần thiết, là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách và những chương trình hỗ trợ đồng bộ cho các DNN&V phát huy hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ.

Thứ hai, Chính phủ sớm thành lập một tổ chức của Nhà nước làm đầu

mối, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội để nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ DNN&V. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức hỗ trợ như trung tâm hỗ trợ DNN&V của Vụ Công nghiệp (Bộ KH &ĐT), Liên minh các HTX, Hiệp hội công thương, Câu lạc bộ hỗ trợ DNN&V. Nhưng công tác hỗ trợ còn phân tán, hiệu quả thấp, chưa thống nhất quản lý DNN&V về mặt nhà nước một cách rõ ràng. Vì vậy, trong việc hỗ trợ và phát triển DNN&V, để tăng tính hiệu lực thì cần phải có cơ quan đầu mối quản lý nhà nước. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm tham mưu giúp Chính phủ tạo môi trường thuận lợi cho DNN&V phát triển.

Thứ ba, ban hành các đạo luật cơ bản, tạo ra môi trường pháp lý cần thiết

để các DNN&V dễ dàng thực hiện các biện pháp đảm bảo nợ khi có rủi ro xảy ra. Góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các ngân hàng thương mại và sau đó khuyến khích họ trong việc cho vay vốn đối với các DNN&V, cụ thể:

- Ban hành luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan quản lý nhà nước về cấp chứng thư sở hữu tài sản.

- Ban hành các văn bản dưới luật, hướng dẫn thực hiện việc xử lý, phát mại TSTC, cầm cố, bảo lãnh. Cần đưa ra một quy trình thủ tục riêng biệt, độc lập hơn cho các ngân hàng để xử lý TSTC khi người vay không trả được nợ. Việc xử lý phải thực hiện trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cho bên sở hữu tài sản thông qua thủ tục phát mại, bán đấu giá. Nếu quá trình đó không thực hiện được thì ngân hàng cho vay có toàn quyền trong việc phát mại tài sản để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 80 - 81)