Quy định cụ thể các điều kiện vay vốn đối với DNN&

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 72 - 75)

- Đơn giản thủ tục cho vay.

Thủ tụccho vay của Ngân hàng hiện nay mà người vay vốn cảm thấy khó khăn và phiến hà nhất đó là tài sản thế chấp và lập dự án vay vốn.

Để có thể tạo điều kiện cho các DNN&V tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng Ngân hàng cần có chính sách cho vay linh hoạt hơn, có thể phối kết hợp với các cở sở khoa học, các câu lạc bộ, các hiệp hội hoặc các doanh nghiệp lớn hướng dẫn truyền dạy nghề và tiêu thụ sản phẩm cho các DNN&V như là các DN vệ tinh hoạt động phục vụ cho các DN lớn. Có thể cho vay tín chấp hoặc dùng tài sản thế chấp hình thành từ chính các khoản vay.

Thực tế cho thấy một số DNN&V đặc biệt là các hộ kinh doanh sau khi vay được vốn đã mạnh dạn mở rộng kinh doanh, dám nghĩ, dám làm, đưa lại hiệu quả kinh tế cho người vay vốn cho xã hội và cho cộng đồng.

- Giải pháp về thời hạn cho vay:

Một thực tế trong quan hệ vay vốn là người vay mong muốn được vay với lãi suất thấp nhất nhưng thời hạn lại phải dài nhất. Đây là mong ước chính đáng của người vay. Song khả năng đáp ứng của Ngân hàng thì lại có hạn vì phụ thuộc vào nguồn vốn huy động. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ đặc biệt do đó vẫn phải đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.

Cần phải đa dạng hóa các loại hình cấp tín dụng cho một DN. Một doanh nghiệp có thể co vay cả ngắn hạn, dài hạn, cho thuê tài chính hay bảo lãnh tín dụng, các thủ tục vay vốn phải đơn giản không rườm rà nhưng vẫn phải đầy đủ các yếu tố pháp lý.

Để đảm bảo khả năng an toàn trong hoạt động đồng thời đáp ứng nhu cầu của người vay vốn. Ngân hàng cần phải tính toán độ lệch tài chính, tức là độ lệch giữa tài sản nợ và tài sản có nhằm đảm bảo cho thu nhập ròng của Ngân hàng là tối ưu. Muốn vậy Ngân hàng cần căn cứ vào tình hình tài sản nợ để thỏa thuận thời hạn hoàn trả món vay đối với người vay vốn nhưng các món vay đó phải đủ lớn để định kỳ hạn nợ cho phù hợp.

- Giải phápvề lãi suất cho vay.

Hoạt động tín dụng thực chất là đi vay để cho vay, vì vậy Ngân hàng luôn tìm cách để vay được, đồng thời cũng phải cho vay được. Muốn vậy một điều kiện cơ bản là lãi suất đi vay và cho vay phải phù hợp, cả người gửi và người vay đều chấp nhận. Chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào đủ bù đắp chi phí ngân hàng, trích lập rủi ro và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường lãi suất do thị trường mà cụ thể trước hết là người vay quyết định. Lãi

suất nếu hiểu đơn giản đó là giá của tín dụng Ngân hàng, bao gồm giá mua và giá bán.

Hiện nay Ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận theo cơ chế tự do hóa lãi suất. Do đó một số người lo ngại sẽ có các hiện tượng:

+ Vốn của Ngân hàng sẽ tập trung ở các DN thuận lợi, những doanh nghiệp làm ăn có lãi còn những doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc những doanh nghiệp mới ra đời sẽ bị Ngân hàng từ chối cho vay.

+ Các Ngân hàng cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lãi suất cao dẫn đến buông lỏng các điều kiện đối với khách hàng chấp nhận lãi suất cao. Hoặc các Ngân hàng đua nhau nâng lãi suất huy động và cho vay. Vốn đầu tư sẽ dẫn về khu vực có lợi nhuận giả tạo, trong khi các khu vực sản xuất kinh doanh lành mạnh không hấp thụ được vốn vì: lãi suất cho vay cao hơn lợi nhuận thu được. Vấn đề này sẽ khó xảy ra vì ngành Ngân hàng đã có những bài học thực tế của những năm 1989 - 1990; 1997 - 1998…kinh tế bong bóng, kinh doanh lừa đảo chấp nhận lãi suất cao dẫn đến phá sản không trả được nợ vay ngân hàng có thể làm đổ vỡ từng tổ chức thậm chí cả hệ thống tín dụng.

Lãi suất là vấn đề mà không những ngân hàng quan tâm mà khách hàng cũng rất quan tâm.

Lãi suất thỏa thuận không phải là lãi suất cao tùy theo ý muốn của Ngân hàng. Đó chính là lãi suất phù hợp với nhu cầu của người vay, do người vay quyết định, đảm bảo có vốn cho sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận. Do vậy lãi suất phụ thuộc vào hiệu quả của dự án đầu tư. Nếu với lãi suất Ngân hàng đưa ra DN có thể chấp nhận được.

Ngoài các biện pháp tạo nguồn vốn huy động thấp, Ngân hàng cần xây dựng một cơ chế tài chính hợp lý, tiết kiệm chi phí, đảm bảo mức chênh lệch thu - chi hợp lý tạo lãi suất cho vay phù hợp với sự phát triển của DNN&V trên địa bàn.

Xây dựng tiêu chí chuẩn mực để xếp loại doanh nghiệp, trên cơ sở đó có chính sách cho vay phù hợp với từng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương tỉnh nam định (Trang 72 - 75)