2.3.1.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng Công thương tỉnh luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, nên tạo mặt bằng vốn vững chắc ngày càng tăng trưởng cả VND và ngoại tệ. Bởi vì muốn hoạt động tín dụng phải có vốn, muốn có vốn phải huy động và chủ yếu từ nền kinh tế là chính. Như vậy huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng. Trong những năm qua, Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm “đi vay để cho vay “đa dạng hoá nguồn vốn bàng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong nước, trong tỉnh, mọi thành phần kinh tế xã hội. Trong quá trình tạo lập nguồn vốn trên địa bàn xác định nguồn vốn nội tệ VND là quyết định, huy động vốn bằng ngoại tệ là quan trọng. Gắn chiến lược sử dụng vốn với chiến lược huy động vốn chủ yếu là đáp ứng vốn ngày càng nhiều cho nhu cầu tăng trưởng phát triển kinh tế của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Bảng 2.2 : Số liệu nguồn vốn huy động từ năm 2003-2006
Đơn vị tính : Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tổng nguồn vốn huy động 597.85 1 687.093 864.956 918.854 I VNĐ 281.09 8 286.304 412.85 1 401.00 6 1 Tiền gửi các TCKT 115.57 0 106.055 150.824 118.623 2 Tiền gửi tiết kiệm 151.417 159.988 233.861 227.643
3 KP, TP, CCTG 12.478 18.059 27.069 14.7404 Tiền gửi khác 1.633 2.202 1.097 40.000 4 Tiền gửi khác 1.633 2.202 1.097 40.000 II Ngoại tệ quy VNĐ 316.75 3 400.789 452.10 5 517.84 8
Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT tỉnh Nam Định từ 2003-2006
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 đã tăng 54% so với năm 2003. Trong đó nguồn VNĐ tăng 43%, ngoại tệ quy VNĐ tăng 63%.
Nhìn chung, công tác huy động vốn của ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định có nhiều chuyển biến tích cực. Để có được kết quả đó NHCT tỉnh Nam Định đã thực hiện hàng loạt các giải pháp như mở rộng mạng lưới huy động, cải tiến và đổi mới phương pháp tiếp thị, vận dụng chính sách lãi suất hợp lý nhất là những khách hàng có số dư tiền gửi lớn. đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng để khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán nhằm tận dụng số dư tạm thời nhàn rỗi trong thanh toán…