Nam Định
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo… kinh tế tư bản tư nhân được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để phát triển rộng rãi những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm.
Cuối năm 2003, Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị về việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn và trợ giúp phát triển các DNN&V với nội dung chính là: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải nhận thức đúng, đủ và tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân, chỉ đạo và thực hiện nhất quán chính sách: DN được quyền kinh doanh tất cả những ngành
nghề mà pháp luật không cấm. Như vậy định hướng phát triển DNN&V ở Việt Nam đã rất rõ ràng và nhất quán.
Có thể nói nền kinh tế nước ta hiện nay tương đối ổn định và thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, số lượng các doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều, đặc biệt là các DNN&V chiếm một số lượng đông đảo và đóng góp một phần quan trọng vào tốc độ phát triển của nền kinh tế, thu hút được nhiều lao động. Với sự hạn chế về vốn, trình độ thiết bị, công nghệ chưa đồng bộ, thậm chí còn lạc hậu nên các DNN&V còn có nhiều khó khăn trong việc sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh còn kém. Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, nếu không nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình về giá, về chất lượng sản phẩm…thì các doanh nghiệp rất khó đứng vững được trên thị trường. Chính vì vậy, nhu cầu vay vốn để ổn định sản xuất kinh doanh, đổi mới, mở rộng, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của các DNN&V là tất yếu. Hiện nay, việc tiếp cận với nguồn vốn vay Ngân hàng của các DNN&V còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc khơi thông được nguồn vốn vay từ các NHTM sẽ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn và quyết tâm hơn trong việc đổi mới, đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, Nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất thực sự là một nhu cầu bức xúc của các DNN&V trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các ngành, các cấp để các doanh nghiệp này có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đem lại nhiều hơn nữa công ăn việc làm và lợi ích xã hội.
Tại NHCT tỉnh Nam Định hiện nay, chương trình cho vay DNN&V nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được đặc biệt quan tâm chú ý, các điều
kiện về tín dụng cho các DNN&V thuộc mọi thành phần kinh tế đang có xu hướng nới lỏng và bình đẳng hóa. Nhận thức của Ngân hàng đối với các DNN&V nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có những thay đổi nhất định. Quy mô hoạt động cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này ngày càng tăng và thực sự trở thành một kênh sử dụng vốn quan trọng của Ngân hàng.
Trong giai đoạn 2005-2010, tín dụng vẫn là họat động kinh doanh chủ lực