MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN, CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƢỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 85)

- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN, CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƢỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

NGƢỜI DÂN, CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƢỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN, NGHĨA VỤ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Đất nước bước vào công cuộc đổi mới trong điều kiện cơ chế quản lý chưa thật đồng bộ, chính sách kinh tế - xã hội còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Hệ thống pháp luật của chúng ta tuy đã có nhiều về số lượng, thay đổi về chất lượng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm. Hiện nay, chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta cần có hệ thống pháp luật minh bạch, đầy đủ để điều chỉnh mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ cho quản lý kinh tế và quản lý xã hội.

Việc không ngừng ban hành và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là pháp luật hình sự một cách toàn diện, kịp thời và chặt chẽ sẽ nâng cao được hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách tư pháp và đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay, việc nghiên cứu để tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự cho phù hợp với tình hình thực tiễn là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, cùng với việc đổi mới pháp luật nói chung thì việc đổi mới pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chính là một trong nhiều yếu tố cơ bản mà thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước không thể thành công, các quy định của pháp luật hình sự chính là những căn cứ pháp lý chủ yếu và quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền để đấu tranh chống tội phạm và xử lý nghiêm minh những người phạm tội.

Trên cơ sở phân tích những quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự đặt ra cho khoa học pháp lý hình sự phải nghiên cứu giải quyết, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Thứ nhất, rà soát lại các quy định pháp luật và các văn bản liên quan về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; ban hành văn bản hướng dẫn về những vấn đề còn thiếu; sửa đổi, bổ sung những quy định còn thiếu, chưa phù hợp, mâu thuẫn của Luật Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.

Thứ hai, các cơ quan tư pháp (nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng) nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi việc thực hiện tốt công tác này là một trong các biện pháp hữu hiệu để góp phần thiết thực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, làm trong sạch bộ máy nhà nước và độ ngũ cán bộ, công chức. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm pháp luật và những trường hợp vì động cơ cá nhân, lợi dụng quyền tố cáo để vu khống, làm mất uy tín của cán bộ, công chức.

Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải tiến hành tốt hơn để cùng tháo gỡ một số vướng mắc như: hướng dẫn áp dụng pháp luật khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, việc giải quyết một số vụ khiếu nại kéo dài, bức xúc...

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự nói riêng trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thứ tư, đồng thời với việc tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thì cũng cần có chế độ chính sách hợp lý và đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất thỏa đáng cho công tác này.

Thứ năm, hiện nay, mặc dù công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm hơn, thời gian giải quyết đã được rút ngắn hơn, chất lượng giải quyết được nâng lên. Tuy nhiên, để hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cao hơn nữa, đồng thời để người dân thực sự được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần nâng cao năng lực cho đội ngũ những người tiến hành tố tụng trong cơ quan mình, cần có cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, đủ tài vào làm việc.

KẾT LUẬN

1. Có thể nói, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền quan trọng của công dân để thông tin tới các cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu các cơ quan này bảo đảm những quyền và lợi ích chính đáng của mình khi những vi phạm pháp luật đã, đang và sẽ gây ra thiệt hại. Do đó, hoạt động khiếu nại, tố cáo là một phương thức để người khiếu nại, tố cáo tự bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân mình và của người khác.

Khiếu nại, tố cáo là một trong những cách thức thể hiện của một xã hội dân chủ, vì một khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo nghĩa là công dân đang thực hiện một cách chủ động quyền công dân mà Nhà nước dành để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân họ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt tích cực, nhất là trong tố tụng hình sự khi mà phương pháp mệnh lệnh - phục tùng là phương pháp điều chỉnh đặc trưng.

2. Có thể nói, tố tụng hình sự là nơi cho những phần tử tiêu cực lợi dụng quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước để mưu đồ trục lợi cá nhân hoặc thậm chí là trả thù cá nhân. Việc phát hiện và loại trừ những hành vi vi phạm pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm minh bạch hóa, dân chủ hóa hoạt động tố tụng. Việc ghi nhận cho người dân quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự chính là sự giám sát việc tuân theo pháp luật có hiệu quả, bởi những vi phạm pháp luật phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án của bản thân họ rất dễ bị phát hiện và dễ bị công khai bởi liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Hơn nữa, với người tham gia tố tụng, khiếu nại, tố cáo là phương tiện để họ đi đến cùng của hành trình đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp bị các cơ quan tiến hành tố tụng xâm hại.

3. Như trong luận văn đã đề cập, những mặt trái, những bất cập của tố tụng hình sự là những tiêu cực của xã hội, đó là sự mất lòng tin của nhân dân vào hệ thống tư pháp và bộ máy nhà nước, và như vậy, hậu quả tiêu cực

không chỉ đối với công dân mà còn đối với cả bộ máy nhà nước. Do vậy, việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không những thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với công dân, thể hiện bộ mặt dân chủ và thân dân của nhà nước, mà còn góp phần vào sự ổn định của đời sống xã hội.

Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của nhân dân sẽ giúp thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội, xã hội có tiếng nói nhiều hơn, sâu hơn vào quá trình thực thi các quyền hành pháp và tư pháp, đặc biệt là quyền tư pháp, một lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm gắn liền với các vấn đề chính trị. Khiếu nại, tố cáo cũng chính là minh chứng cho sự tồn tại của một xã hội dân chủ, ở đó, vai trò của người dân và các tổ chức xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước được đặc biệt coi trọng.

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)