Những tồn tại của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 78)

- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều

3.2.1.Những tồn tại của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

3.2.1. Những tồn tại của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam tụng hình sự Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, khiếu nại, tố cáo còn diễn biến phức tạp và nhiều bất cập kể cả phương diện lý luận cũng như trên thực tế, cụ thể:

Về phương diện lý luận:

- Một số chủ thể trong tố tụng hình sự luật không quy định cụ thể được quyền khiếu nại trong quá trình chủ thể đó tham gia tố tụng. Những chủ thể này mặc dù chỉ tham gia trong lĩnh vực chuyên môn như người giám định, người phiên dịch. Song, nếu hạn chế quyền khiếu nại của họ, vụ án có nhiều khả năng diễn biến phức tạp thêm, thậm chí không chính xác, khách quan.

- Chưa phân biệt rõ hoặc quy định chi tiết về hành vi tố tụng, những chủ thể được quyền khiếu nại, tố cáo khó có thể nhận biết đâu là hành vi tố tụng để thực hiện quyền của mình.

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa có quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng thời hạn quy định. Có nhiều trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu

nại, tố cáo không thực hiện việc giải quyết hoặc chậm giải quyết cũng gây ra những hậu quả về kinh tế, tinh thần và niềm tin của người có quyền khiếu nại, tố cáo. Việc quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không rõ ràng thường dẫn đến tính thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết.

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định về nghĩa vụ chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, và thời hạn chuyển đơn khiếu nại, tố cáo. Không quy định về khiếu nại trực tiếp bằng miệng và phương thức giải quyết khiếu nại bằng miệng, đặc biệt trong giai đoạn xét xử.

- Bộ luật Tố tụng hình sự còn mâu thuẫn khi quy định hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng là đối tượng của khiếu nại. Nếu quy định như vậy, có nghĩa chủ thể bị khiếu nại có thể là cơ quan tiến hành tố tụng. Như vậy, việc cá thể hóa trách nhiệm của chủ thể bị khiếu nại này trên phương diện lý luận là không khả thi. Trường hợp đó, sẽ tạo cho người thay đại diện cơ quan bị khiếu nại sẽ có các quyết định tố tụng thiếu khách quan, không chính xác thậm chí còn lạm dụng vì không thể cá thể hóa trách nhiệm được.

Về phương diện thực tế:

Trên thực tế cho thấy, việc phân loại, thụ lý đơn chưa chính xác, nhất là đối với khiếu nại hành vi tố tụng, người giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo không đúng thẩm quyền, đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, đơn khiếu nại của người có quyền khiếu nại thường gửi vượt cấp, về nguyên tắc phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, song chính cơ quan đó đã giải quyết thay. Bên cạnh đó, việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền còn chưa triệt để, chưa kiên quyết xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc thiếu khách quan trong việc giải quyết ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 78)