Nguyên nhân của những tồn tại trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 80)

- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều

3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

- Pháp luật quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế, tính khả quan không cao, chưa đầy đủ thậm chí còn mâu thuẫn, chưa thống nhất và nhất quán giữa Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự còn nhiều mâu thuẫn, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo còn quá dài.

- Ý thức pháp luật chưa cao của người dân, trình độ còn hạn chế, nhiều bị can, bị cáo chưa nhận thức đầy đủ về quyền, lợi ích hợp pháp của mình, dẫn đến không hiểu quyết định tố tụng nào, hành vi tố tụng nào xâm hại đến lợi ích của họ. Bản thân những người này đã bị hạn chế về một số quyền nhất định, nên tư tưởng cho rằng các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng là đương nhiên. Chính vì vậy, những quyết định, hành vi tố tụng ảnh hưởng tới quyền lợi của họ mà họ không biết.

- Tính trách nhiệm không có hoặc không cao của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thường không coi trọng những khiếu nại, tố cáo của người dân khi khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng. Thậm chí, cá biệt có những trường hợp tâm lý bị ức chế khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kéo dài, hoặc không giải quyết triệt để.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự chưa được quan tâm đúng mức. Những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tụng vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số ít còn sa sút về phẩm chất đạo đức, chính trị, vi phạm pháp luật.

- Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng quyền khiếu nại để khiếu nại, tố cáo không có cơ sở, không đúng để gây khó khăn cho người tiến hành tố tụng.

Không tin tưởng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nên khiếu nại, tố cáo không đúng thẩm quyền, vượt cấp.

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)