ĐỐI TƢỢNG CỦA KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1 Đối tƣợng của khiếu nại trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 59)

- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều

2.2.ĐỐI TƢỢNG CỦA KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1 Đối tƣợng của khiếu nại trong tố tụng hình sự

2.2.1. Đối tƣợng của khiếu nại trong tố tụng hình sự

Hiện nay, việc nghiên cứu và đưa ra khái niệm về đối tượng của khiếu nại còn hạn chế. Chính điều này đã dẫn đến hiểu không đúng và không chính xác về đối tượng của khiếu nại. Thậm chí, có thể nhầm lẫn đối tượng khiếu nại, của tố tụng hình sự với đối tượng khiếu nại của các lĩnh vực khác.

Điều 325 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình" [51]. Theo nội dung của điều luật trên, đối tượng của khiếu nại là quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Những quyết định và hành vi trên được biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng. Có thể nêu lên các đặc điểm của đối tượng khiếu nại như sau:

- Quyết định, hành vi tố tụng trên phải được người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thực hiện. Trong hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện các hành vi tố tụng, ban hành các quyết định tố tụng phục vụ công tác, công vụ của mình.

- Những quyết định, hành vi này có thể không đúng, hoặc không phù hợp với pháp luật, hoặc trái luật, song, đều ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức dưới các hình thức đe dọa xâm hại hoặc xâm hại.

Trên cơ sở đó, sau khi xem xét các đặc điểm của đối tượng khiếu nại trong tố tụng hình sự, có thể đưa ra khái niệm như sau:

Đối tượng khiếu nại trong tố tụng hình sự là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và/hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Những hình thức biểu hiện này gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Về đối tượng khiếu nại, so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 thì đối tượng khiếu nại trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 mở rộng hơn. Đối tượng khiếu nại không chỉ là các quyết định tố tụng mà còn là hành vi tố tụng (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 chỉ ghi nhận duy nhất một loại đối tượng khiếu nại là quyết định tố tụng). Điều này cho thấy sự sửa đổi, bổ sung hợp lý của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 khi thừa nhận thực tế là có những hành vi tố tụng trái pháp luật ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác mà không được khiếu nại theo luật cũ.

Điều luật này cũng đã phân định đối tượng bị khiếu nại theo thủ tục khiếu nại và đối tượng bị kháng cáo, kháng nghị giải quyết theo các thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

Việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì

không giải quyết theo quy định tại Chương XXXV "Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự" mà được giải quyết theo quy định tại Phần Thứ tư "Xét xử phúc thẩm" và Phần Thứ sáu"Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

Để xác định rõ hơn, Thông tư liên tịch số 02 đã quy định: Việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát; khiếu nại quyết của Viện kiểm sát hoặc của Tòa án về bắt buộc chữa bệnh; khiếu nại quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, không giải quyết theo hướng dẫn tại thông tư này.

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 59)