Tính đặc thù của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 36)

Về cơ bản, tính đặc thù của khiếu nại trong tố tụng hình sự Việt Nam được thể hiện như sau:

a) Chỉ có những cá nhân, tổ chức, hoặc đại diện hợp pháp của họ bị các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của họ mới có quyền khiếu nại. Điều này thể hiện, ngoài chủ thể là những người như bị can, bị cáo, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, hoặc các các chủ

thể khác mới có quyền khiếu nại đối với hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán Tòa án... khi có căn cứ hành vi tố tụng, quyết định tố tụng xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Khi thực hiện hành vi tố tụng hoặc ban hành các quyết định tố tụng, đối với những chủ thể không liên quan đến hoạt động này, thì không có quyền khiếu nại.

b) Phạm vi khiếu nại (đối tượng) cũng được bó hẹp, cụ thể chỉ có những hành vi tố tụng, hoặc quyết định tố tụng khi có căn cứ vi phạm pháp luật mới được quyền khiếu nại, điều này nếu không phân biệt rõ có thể nhầm lẫn với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Bản thân các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng là hành vi hành chính, quyết định hành chính, song, các quyết định này, hành vi này thuộc cơ quan Tư pháp nên không thuộc đối tượng giải quyết theo Luật Khiếu nại, tố cáo, vì có tính đặc thù riêng biệt, do tính chất của các hoạt động tố tụng, quyết định tố tụng, nên việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng cần phải quy định chuyên biệt.

c) Chính do chủ thể đặc biệt, đối tượng khiếu nại đặc biệt, nên thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự cũng được quy định cụ thể bởi người có thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết, quy trình giải quyết được đẩy nhanh nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.

d) Không có vụ án hành chính trong tố tụng hình sự. Khiếu nại được coi là tiền đề của một vụ án hành chính. Theo Luật Khiếu nại, tố cáo, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2, người khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Đối với tố cáo trong tố tụng hình sự, tính đặc thù cũng thể hiện rõ như: a) Chỉ tố cáo đối với hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, khi có cơ sở cho rằng, hành vi đó vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc của cơ quan nhà nước.

b) Chủ thể tố cáo trong tố tụng hình sự cũng giống chủ thể của Luật Khiếu nại, tố cáo, không hạn chế các chủ thể tham gia tố cáo, kể cả những cá nhân không liên quan đến hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, quy định tố cáo trong tố tụng hình sự chỉ áp dụng cho cá nhân, đảm bảo và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật khi người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng thực hiện, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

c) Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo chưa có dấu hiệu của tội phạm. Điều này thể hiện mức độ vi phạm của người bị tố cáo trong các hoạt động tố tụng cũng như hậu quả hạn chế (chưa đến mức nghiêm trọng phải xử lý trách nhiệm hình sự) của người bị tố cáo nếu trong trường hợp người tố cáo tố cáo đúng sự thật.

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)