Khiếu nại trong lĩnh vực đất đa

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 43)

Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai cũng được quy định một cách riêng biệt, cụ thể bởi Luật Đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP

ngày 25 tháng 5 năm 2007... Đối tượng khiếu nại theo Điều 162, Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 quy định:

1. Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:

a) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

c) Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; d) Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.

2. Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này [20].

Ví dụ, quy định về khiếu nại quyết định thu hồi đất, Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định cụ thể giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất (Điều 54). Theo quy định này, việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định này và quy định giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP. Trường hợp chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng thực hiện quyết định thu hồi đất; cơ quan nhà nước đã ban hành quyết định thu hồi đất phải có quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là đúng pháp luật thì người có đất bị thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất. Quy định như trên vừa góp phần phân định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của

người bị thu hồi đất, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, Điều 61 quy định việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định này và các quy định về giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP.

Như vậy, có thể thấy khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai có đặc điểm sau:

- Về cơ bản, người sử dụng đất là chủ thể của khiếu nại trong lĩnh vực này, đối tượng khiếu nại cơ bản là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

- Tranh chấp đất đai không thuộc đối tượng giải quyết khiếu nại về đất đai nếu các bên tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 50 Luật Đất đai.

- Thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thường phức tạp hơn, thời gian lâu hơn do tính đặc thù trong quá trình sử dụng đất đai của người có quyền khiếu nại.

- Giống như Luật Khiếu nại, tố cáo, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cũng có thể được giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Ngoài ra, trong mỗi pháp luật chuyên ngành, do tính đặc thù của nó mà pháp luật quy định cụ thể về đối tượng, chủ thể và quy trình giải quyết khiếu nại phù hợp với lĩnh vực đó như khiếu nại trong lĩnh vực báo chí, sở hữu trí tuệ, lao động, tố tụng dân sự… và mỗi lĩnh vực, khiếu nại, tố cáo có tính đặc thù riêng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 43)