Hoàn thiện các quy định pháp luật về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 84)

- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều

3.3.4.Hoàn thiện các quy định pháp luật về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo

khiếu nại, tố cáo

- Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 còn thể hiện nhiều bất cập, cần phải quy định về mặt thời gian giải quyết khiếu nại nhanh chóng, đối với giải quyết khiếu nại lần hai mà quy định là mười lăm ngày là quá dài, quy định thời gian giải quyết như lần đầu là bảy ngày thì hợp lý hơn. Bởi lẽ, đối với hành vi tố tụng, quyết định tố tụng thường cụ thể về căn cứ pháp lý và tính có cơ sở trong quyết định, hành vi đó. Do vậy, việc xem xét các hành vi, quyết định này tương đối đơn giản. Đối với thời hạn giải quyết tố cáo, việc quy định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự là quá dài, thông thường là sáu mươi ngày, tối đa là chín mươi ngày, quy định như vậy là chưa phù hợp, người giải quyết tố cáo có thể sẽ quên, hoặc tạo tiền lệ thiếu trách nhiệm, chây ỳ trong việc giải quyết. Bên cạnh đó, do yêu cầu cần phải xử lý những hành vi vi phạm pháp luật ngay để hạn chế những hậu quả phát sinh, nên việc kéo dài thời hạn giải quyết sẽ dẫn đến chậm ngăn chặn những hành vi trái pháp luật này. Cần quy định thời gian giải quyết tố cáo nhanh hơn, như thông thường là ba mươi ngày, đối với những vụ việc phức tạp, thời gian giải quyết không quá bốn lăm ngày là phù hợp.

- Về tham gia của Luật sư trong quá trình khiếu nại, tố cáo. Bộ luật Tố tụng hình sự cần quy định có sự tham gia của Luật sư trợ giúp về khiếu nại, tố cáo để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, tố cáo. Do không có sự lựa chọn về khởi kiện hành chính của người khiếu nại trong tố tụng hình sự như theo Luật Khiếu nại, tố cáo. Chính vì thế, vai trò của Luật sư rất quan trọng trong việc tư vấn, trợ giúp pháp lý đối với người khiếu nại để việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

- Về hình thức, Bộ luật Tố tụng hình sự cần quy định về khiếu nại trực tiếp bằng miệng. Theo quy định hiện nay, chỉ những trường hợp đặc biệt mới

khiếu nại bằng miệng. Tuy nhiên, một số những trường hợp cần thiết như khiếu nại hành vi của Thẩm phán sát thời điểm đưa vụ án ra xét xử thì không thể kéo dài thời hạn giải quyết khiếu nại. Trường hợp này cần quy định giải khiếu nại ngay, sau đó sẽ tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 84)