- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều
3.1.1. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
3.1. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
3.1.1. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Việt Nam
Các hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là những hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt trực tiếp ảnh hưởng đến quyền về tài sản, nhân thân của bị can, bị cáo và những người có liên quan. Việc ban hành các quyết định tố tụng, thực hiện hành vi tố tụng sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, hạn chế quyền và nghĩa vụ về nhân thân, quyền tài sản, thậm chí các quyền hiến định của công dân. Do tính chất đặc thù và phức tạp như vậy, việc khiếu nại, tố cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự là cần thiết. Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, khôi phục lại tính khách quan, minh bạch, và tính đúng đắn của các hoạt động tố tụng phù hợp với các quy định của pháp luật, hạn chế ảnh hưởng tới mức thấp nhất và khôi phục tình trạng ban đầu của các quan hệ pháp luật bị quyết định tố tụng, hành vi tố tụng xâm hại trước đó. Chính vì vậy, chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Trong các giai đoạn tố tụng, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ở giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử công minh, khách quan, đúng pháp luật, thì việc khiếu nại, tố cáo trở nên đơn giản, thậm chí hạn chế được rất nhiều việc khiếu nại, tố cáo của công dân và người có liên quan.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng, khiếu nại, tố cáo còn ít, đặc biệt trong giai đoạn điều tra. Điều này dẫn đến khi vụ án đưa ra xét xử, thường mắc lỗi thủ tục dẫn đến án bị hủy, buộc phải điều tra lại, điều tra bổ sung… mất nhiều công sức và vật chất cho cơ quan nhà nước, đồng thời, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, những người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại khác.