- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều
3.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về chủ thể khiếu nại, tố cáo
- Bộ luật Tố tụng hình sự cần quy định và mở rộng quyền được khiếu nại của một số người tham gia tố tụng. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định người giám định, người phiên dịch không có quyền khiếu nại. Xuất phát từ nghĩa vụ của những người trên, có thể nhà làm luật cho rằng, người phiên dịch và người giám định là người chỉ thực hiện công tác chuyên môn, nên các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng không ảnh hưởng đến họ, do vậy họ không được quyền khiếu nại. Tuy nhiên trên thực tế, đối với những chủ thể này, có nhiều hành vi tố tụng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của họ. Ví dụ, hành vi của Thẩm phán không cho người giám định giải trình về kết quả giám định, hoặc không cho người phiên dịch giải thích từ ngữ phiên dịch. Đây là hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng cần phải được khiếu nại. Việc không quy định quyền khiếu nại của các chủ thể trên là không phù hợp với thực tế và hạn chế quyền lợi của họ.
- Cần phải quy định và là nguyên tắc xuyên suốt về nội dung bất cứ hành vi tố tụng, quyết định tố tụng nào có căn cứ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đều bị khiếu nại mà không hạn chế bởi chỉ có cá nhân tham gia tố tụng. Điều này có nghĩa, trong hoạt động tố tụng, một quyết định, hoặc một hành vi tố tụng nào ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên thứ ba mà không phải đối với người tham gia tố tụng đều được quyền khiếu nại. Ví dụ, quyết định thu giữ tài sản đối với bị can, bị cáo, nhưng tài sản đó do bị can, bị cáo mượn, và không liên quan đến vụ án, vậy chủ sở hữu tài sản đó có quyền khiếu nại quyết định này không. Chúng tôi cho rằng, chủ sở hữu tài sản vẫn có quyền khiếu nại quyết định trên để đảm bảo quyền,
lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, không hạn chế về mặt chủ thể có quyền khiến nại là những người tham gia tố tụng mà bất cứ cá nhân nào, kể cả tổ chức (do người đại diện hợp pháp thực hiện) đều có quyền khiếu nại đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, Bộ luật tố tụng cần quy định rõ các