Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 69)

- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều

2.3.2.1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự

Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết" [51].

Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người tố cáo cũng như người bị tố cáo, Thông tư liên tịch số 02 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết tố cáo. Theo đó cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo, lập biên bản ghi nhận việc tố cáo của công dân, phải giữ bí mật, họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo theo yêu cầu của họ, kịp thời yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ người tố cáo trong trường hợp họ bị đe dọa, trù dập, trả thù.

Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải ra quyết định về việc kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo. Sau khi kết thúc xác minh, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết phải có văn bản kết luận về nội dung tố cáo. Trường hợp trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu phát hiện thấy hành vi tố tụng liên quan có vi phạm pháp luật thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết phải áp dụng biện pháp khắc phục hoặc kiến nghị cơ quan, cá nhân có trách nhiệm áp dụng biện pháp khắc phục, không phải đợi kết quả giải quyết tố cáo. Căn cứ kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải có văn bản thông báo nội dung kết luận cho người tố cáo, cơ quan quản lý người tố cáo.

Một phần của tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)