KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 105)

- Về chất lượng đào tạo

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

1.Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được có thể rút ra các kết luận như sau: 1.1.Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức là nội lực điều chỉnh hành vi con người trong mối quan hệ giữa người với người, tự nhiên, xã hội và với cơng việc. Đạo đức là những giá trị được hình thành lâu dài và bền vững trong cuộc sống, được xã hội chấp nhận và làm thước đo để đánh giá nhân cách con người. Để công tác giáo dục đạo đức đạt hiệu quả phải tăng cường công tác quản lý, quản lý có chất lượng mọi hoạt động giáo dục đạo đức góp phần đáp ứng u cầu giáo dục tồn diện cho học sinh.

104

1.2. Giáo dục đạo đức là một trong những mục tiêu quan trọng trong mục tiêu giáo dục phổ thông. Mục tiêu của giáo dục đạo đức là hình thành những phẩm chất đạo đức cho học sinh trên cơ sở có nhận thức thái độ, hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là một q trình phức tạp địi hỏi có sự tham gia của toàn xã hội. mục tiêu của giáo dục đào tạo là phát triển con người tồn diện trong đó “ đức dục, trí dục là hai yêu cầu cơ bản có tín nền tảng. Trong đó muốn cơng tác giáo dục đạo đức đạt hiệu quả thì phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp đa dạng hố các loại hình hoạt động tạo dựng các phong trào thi đua trong tập thể, tận dụng sự ủng hộ của các lực lượng xã hội cùng tham gia.

1.3.Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp địi hỏi có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo phòng giáo dục đến các cấp quản lý trong nhà trường, sự phối kết hợp các lực lượng xã hội và các tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng tham gia giáo dục đạo đức học sinh. Do đó việc nắm vững lí luận khoa học quản lý giáo dục cụ thể là quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là cơ sở để đánh giá đúng được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trong các nhà trường để từ đó lập kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả.

1.4. Qua điều tra và thực tế cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận bên cạnh đó vẫn cịn khơng ít những bất cập, yếu kém cần có biện pháp khắc phục. Một số hình thức giáo dục cịn nghèo nàn, chưa phong phú, hấp dẫn thiếu linh hoạt, các hoạt động chưa thường xuyên đan xen vào nhau. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của những phẩm chất đạo đức , thái độ và những quan niệm về giáo dục đạo đức chưa rõ ràng.

1.5. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong thời gian tới các nhà trường, đặc biệt là các cấp quản lý, các thầy cơ giáo cần có

105

những bước chuyển biến lớn trong nhận thức và có sự đổi mới căn bản về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh để giúp cho học sinh biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, hình thành được niềm nin, thái độ và ý thức để xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện trong đó trường học sẽ là điểm đến tin cậy, niềm tin thắp sáng ước mơ tài năng và sự sáng tạo của học sinh cần phải thực hiện tốt 7 biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường về vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh

- Kế hoạch hố cơng tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh - Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào các mơn học văn hố

-. Tăng cường hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Vai trị giáo dục của Đội TNTP và Đồn TNCS Hồ Chí Minh

- Phối hợp chặt chẽ các lực lượng gia đình - nhà trường và xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

- Giáo dục đạo đức học sinh thông qua xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực

1.6. Kết quả kiểm chứng bằng cách trưng cầu ý kiến cho thấy bảy biện pháp nêu trên là cần thiết và có tính khả thi. Nếu thực hiện đầy đủ và đồng bộ các biện pháp đã trình bày ở trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS để hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh trong các nhà trường.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 105)