Xác định rõ việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ là công tác của nhà trường ,mà của tất cả các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 74)

- Về chất lượng đào tạo

3.1.3.Xác định rõ việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ là công tác của nhà trường ,mà của tất cả các lực lượng giáo dục

6 Tổ chức nề nếp sinh hoạt Đội 15 2%

3.1.3.Xác định rõ việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ là công tác của nhà trường ,mà của tất cả các lực lượng giáo dục

công tác của nhà trường ,mà của tất cả các lực lượng giáo dục

Trong công tác giáo dục đạo đức cho HS, tồn thể GV, CB cơng nhân viên và lãnh đạo nhà trường phải là một thể thống nhất trong suy nghĩ và hành động. Sự giáo dục đúng đắn chỉ có thể thực hiện được với một tập thể nhà giáo nhất trí về quan điểm và tư tưởng giúp đỡ nhau, không ganh tỵ, không quá ham muốn và giáo dục HS trong một môi trường thân thiện. Sự giáo dục HS không chỉ trông cậy vào một cá nhân nào, mặc dù cá nhân đó là một GV

73

có rất nhiều kinh nghiệm mà cần phải có một tập thể các nhà giáo thống nhất cao trong họat động sư phạm. Trong tập thể, cần có sự lãnh đạo và hoạt động của quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học .

Ngoài tập thể sư phạm, trong nhà trường cịn cần thiết phải tạo ra một mơi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh cho HS .

Trong trường học, người GV đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong cơng tác giáo dục đạo đức cho HS. Muốn vậy, người thầy giáo phải thực sự là một “ tấm gương sáng”.

Kết quả công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy giáo, Sách giáo khoa đạo đức dù tốt đến đâu, lời dạy bảo của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp giáo dục dù khéo léo đến đâu cũng không thể thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy đối với HS - bởi vì bản thân GV đã là phương tiện giáo dục quan trọng.

Cũng cần phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục HS giữa nhà trường - gia đình - xã hội .

3.1.4.Các hoạt động giáo dục đạo đức phải đáp ứng nhu cầu của học sinh và yêu cầu của xã hội

Nhu cầu của đa số HS THCS là được học những nội dung cơ bản trong nhà trường, hình thành và phát triển nhân cách, hồn tất bậc học THCS. Sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học học tiếp THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, hoà nhập xã hội.

Nhu cầu của HS làm sao phải phù hợp với yêu cầu của xã hội. Khi đó HS mới trở thành con người xã hội, mới có ích cho bản thân mình và cho tồn xã hội. Đó là cả q trình giáo dục và tự giáo dục ở trong nhà trường, trong gia đình và trong tồn xã hội bằng các hoạt động thực tiễn, bằng nhiều con đường giáo dục thể hiện trên ba mặt là tâm lực, trí lực và thể lực. Chính tâm lực đóng

74

vai trị điều hồ trí lực và thể lực. Điều đó chứng tỏ việc giáo dục đạo đức, phẩm chất cho HS là cần thiết.

Yêu cầu của xã hội đối với HS là nhà trường đào tạo ra những công dân khoẻ mạnh, tự trọng, quan tâm đến người khác, có kiến thức, kỹ năng và có động lực học tập suốt đời. Những HS này phải được chuẩn bị để thực hiện những chức năng của một con người trưởng thành, của mọi công dân đầy tinh thần trách nhiệm, của mọi thành viên có ích cho xã hội. Những HS này phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào cuộc sống trong một thế giới đang thay đổi một cách nhanh chóng.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 74)