Chỉ đạo việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào các môn học văn hoá

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 82)

- Về chất lượng đào tạo

3.2.3.Chỉ đạo việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào các môn học văn hoá

6 Tổ chức nề nếp sinh hoạt Đội 15 2%

3.2.3.Chỉ đạo việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào các môn học văn hoá

học văn hoá

Một trong những yêu cầu của nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học đều nhấn mạnh thông qua giảng dạy các bộ mơn văn hố, GV phải lồng vào đó trang bị cho HS những giá trị đạo đức, biết các chuẩn mực đạo đức, trước mắt thực hiện đầy đủ nội qui của nhà trường, tôn trọng pháp luật của xã hội. Nhà trường tổ chức cho HS tự giác lĩnh hội những khái niệm đạo đức, từ đó các em biết thế nào là đạo đức, thế nào là vơ đạo đức, để các em có những định hướng đúng đắn đối với cuộc sống của bản thân trong thực tiễn hàng ngày. Mỗi mơn học đều có một chức năng giáo dục đặc thù, thầy cô xây dựng cho HS những nhận thức, thái độ, hành vi về các chuẩn mực xã hội đúng đắn, từ đó giải quyết mọi mối quan hệ xã hội, đồng thời xây dựng cho HS có thái độ, cảm xúc, tình cảm đúng đắn với các hiện tượng đúng - sai, tốt - xấu diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Tuy nhiên, quan trọng hơn qua những hành vi đạo đức từng bước nâng lên ý thức đạo đức cũng như rèn luyện những kỹ năng cơ bản giải quyết hợp lí các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng …

Do đó hoạt động giảng dạy là nhiệm vụ chính trị trung tâm, có tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho HS. Dạy học là con đường cơ bản giúp HS nắm vững tri thức các môn học, đồng thời cũng là con đường cơ bản nhằm hình thành những phẩm chất, nhân cách cho HS. Hoạt động giáo dục

80

đạo đức cho HS thông qua hoạt động giảng dạy các môn học là vấn đề mang tính lí luận có giá trị thực tiễn cao và cần thiết để thực hiện ngay trong quá trình học tại nhà trường.

*Mục tiêu

Một trong những yêu cầu của nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học đều nhấn mạnh thơng qua giảng dạy các bộ mơn văn hố, GV phải lồng vào đó trang bị cho HS những giá trị đạo đức, biết các chuẩn mực đạo đức, trước mắt thực hiện đầy đủ nội qui của nhà trường, tôn trọng pháp luật của xã hội. Nhà trường tổ chức cho HS tự giác lĩnh hội những khái niệm đạo đức, từ đó các em biết thế nào là đạo đức, thế nào là vô đạo đức, để các em có những định hướng đúng đắn đối với cuộc sống của bản thân trong thực tiễn hàng ngày. Mỗi mơn học đều có một chức năng giáo dục đặc thù, thầy cô xây dựng cho HS những nhận thức, thái độ, hành vi về các chuẩn mực xã hội đúng đắn, từ đó giải quyết mọi mối quan hệ xã hội, đồng thời xây dựng cho HS có thái độ, cảm xúc, tình cảm đúng đắn với các hiện tượng đúng - sai, tốt - xấu diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Phải từng bước nâng cao ý thức đạo đức cũng như rèn luyện những kỹ năng cơ bản giải quyết hợp lí các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng …

*Nội dung

Tuổi học sinh THCS là lứa tuổi thiếu niên, ở lứa tuổi này các em thường hay mải chơi, chưa tập trung vào công việc học tập cho nên việc giáo dục đạo đức thơng qua các mơn văn hố như Tốn , Lý, Hố, Sinh sẽ giúp các em có được những hiểu biết nhất định về phương pháp giải tích một cách duy vật về tính vật chất của thế giới, những quy luật phát triển của thế giới những tri thức khoa học giúp cho các em nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn giá trị và tìm ra những hành vi, biện pháp hợp lý trong đời sống đạo đức.

Thông qua việc giảng dạy các môn xã hội giúp cho các em bồi dưỡng được tâm hồn, lòng yêu quê hương, đất nước con người, làm điều thiện, tránh điều xấu,, có tình u thiên nhiên, cuộc sống , ý thức bảo vệ môi trường, nắm vững

81

pháp luật, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, hiểu biết truyền thống đấu tranh dựng nước,giữ nước của dân tộc ta.

Việc giáo dục những phẩm chất đạo đức cho HS phải được thống nhất, đồng bộ trong tất cả các môn học và được tất cả GV nhận thức một cách đúng đắn trong công tác giảng dạy. GV phải lồng ghép được nội dung, yêu cầu của việc giáo dục tư tửơng, tình cảm cho HS vào nội dung bài học. Ngay trong quá trình giảng bài, người GV có phong cách làm việc nghiêm túc, khoa học và sư phạm, điều đó sẽ tác động mạnh mẽ đến HS một cách tự nhiên, HS tự thấy mình phải có thái độ nghiêm túc học tập, có sự say mê với mơn học, nhận thức việc cần thích phải học tập. Người GV khơng nên nặng về truyền đạt tri thức bộ mơn, mà cịn lồng ghép nội dung giáo dục tình cảm đạo đức qua bài giảng, HS được hình thành thế giới quan khoa học cũng như hình thành phát triền nhân sinh quan đúng đắn. Lịng nhiệt tình, sự tận tâm tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của thầy khi truyền thụ tri thức cho HS để hàm chứa nội dung giáo dục đạo đức cho HS. Ngoài ra tác phong, phong cách của thầy giáo cũng có ý nghĩa vơ cùng lớn lao tạo nên sự đồng cảm trong hoạt động giáo dục .

* Cách thức tiến hành

- Ban giám hiệu, hội đồng giáo dục và các tổ chuyên môn thống nhất định hướng các nội dung giáo dục đạo đức tích hợp vào các môn học trên lớp như là một nhiệm vụ cần phải thực hiện, không được tuỳ tiện cắt bỏ. Tất nhiên, mức độ yêu cầu đưa nội dung giáo dục đạo đức vào mơn học như thế nào thì tuỳ thuộc vào đặc trưng mơn học, kể cả từng chương, bài học.

- Trong thao giảng, dự giờ thường xuyên, việc giáo dục đạo đức thông qua bài dạy các bộ môn phải được coi trọng, và là một tiêu chí để đánh giá giờ dạy.

- Nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức các buổi lên lớp, dự giờ rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học vì giáo dục, yêu cầu đưa nội dung giáo dục đạo đức vào tiết dạy.

82

*Điều kiện thực hiện

- Để việc giáo dục đạo đức thơng qua các mơn học trên lớp có tính tồn diện, cập nhật, tổ chun mơn cần bám sát chủ điểm chung của nhà trường, thực hiện trong thời gian nhất định . Ví dụ : Tơn sư trọng đạo (tháng 11 ) , Uống nước nhớ nguồn (tháng 12), Mừng Đảng mừng xuân (tháng 2), Bác Hồ kính yêu (tháng 5)….

- Để học tập kinh nghiệm giáo dục đạo đức qua các môn học, tổ chuyên môn cần lựa chọn bồi dưỡng GV dạy thử, dạy mẫu để được rút kinh nghiệm về cách thức, liều lượng, để không ảnh hưởng đến kiến thức bộ mơn, kết hợp văn hố dạy chữ, dạy người.

Như vậy, việc giáo dục đạo đức cho HS thông qua hoạt động giảng dạy các môn học là một biện pháp quan trọng, nhưng để các mơn học có tác dụng đồng bộ , khắc phục tính phiến diện, địi hỏi mỗi thầy cơ giáo phải là một nhân cách toàn diện, vững vàng về chuyên môn , chuyên thân về tri thức , mẫu mực về đạo đức, tác phong.

*Tiêu trí đánh giá.

Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các tiết dạy trên lớp có ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự tiếp thu kiến thức giúp cho các em có thể nhận biết và đánh giá các hoạt động một cách hiệu quả. Học sinh phát triển được tư duy, hình thành thế giới quan và niềm tin trong cuộc sống.

Học sinh có thể biết được kết quả học tập của mình qua từng mơn học để từ đó các em phấn đấu rèn luyện để đạt được kết quả cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 82)