Kế hoạch hố cơng tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 79)

- Về chất lượng đào tạo

6 Tổ chức nề nếp sinh hoạt Đội 15 2%

3.2.2. Kế hoạch hố cơng tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng của công tác quản lý. Đặc biệt trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thì kế hoạch hố đóng vai trị quan trọng trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào tiềm năng và những khả năng sẵn có nhằm xây dựng mục tiêu, chương trình hành động và các bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của năm học. Mục đích của kế hoạch hoá là hướng mọi hoạt động của việc quản lý GDĐĐ nhằm huy động mọi tiềm năng vào quá trình thực hiện các mục tiêu GDĐĐ cho học sinh để kiểm sốt được quy trình tiến hành các nhiệm vụ sao cho đạt được hiệu quả.

Kế hoạch hố cơng tác quản lý hoạt động GDĐĐ bao gồm việc xác định mục tiêu, nội dung,các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và khâu kiểm tra đánh giá.

77

Việc xác định mục tiêu GDĐĐ là khâu đầu tiên của kế hoạch hoá, là đích mà mọi hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường đều phải hướng tới.

Để làm tốt công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thì cán bộ quản lý phải xác định được mục tiêu chung là phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, tạo cho học sinh có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện ý thức đạo đức, thái độ và động cơ học tập đúng đắn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng kế hoạch chiến lược cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Mục tiêu:

Xây dựng được kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cho từng tuần, tháng, từng học kỳ, từng năm học cụ thể rõ ràng và có tính khả thi , phù hợp với thực tiễn để định hướng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang đạt hiệu quả cao.

* Nội dung:

Kế hoạch hố quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải dựa trên kế hoạch hoạt động chung của nhà trường trong đó việc phân cơng cho đội ngũ GVCN, các tổ chức đoàn thể, giáo viên trực ban, trực đội phải rõ ràng có thời gian cụ thể để thực hiện một cách đồng bộ. Nhà trường phải nghiên cứu các chủ trương của cấp trên, của ngành cũng như của chính quyền địa phương về kinh tế xã hội , về giáo dục để lập kế hoạch cho phù hợp.

- Kế hoạch hố cơng tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh với mục đích là đưa mọi hoạt động giáo dục đạo đức học sinh vào kế hoạch với mục tiêu biện pháp thực hiện, rõ ràng do đó cán bộ quản lý cần phải nắm tình hình, xác định rõ các mục tiêu cần đạt tới , lập chương trình hoạt động , lựa chọn các phương pháp và biện pháp thực hiện, xác dịnh các điều kiện tiến hành và điều chỉnh – hoàn thiện kế hoạch

- Kế hoạch phải được xây dựng từ tình hình thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ của trường THCS hiện tại nhưng cũng chú ý đến hoạt động dự báo

78

khoa học về quản lý GDĐĐ thời gian tới. Kế hoạch phải đưa ra các chỉ tiêu và các giải pháp cụ thể.

- Triển khai chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo đúng nội dung yêu cầu và tiến độ, thường xuyên kiểm tra uốn nắn những lệch lạc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể.

- Tổng kết, đánh giá, khen thưởng, phê bình kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia tổ chức quản lý và tổ chức giáo dục đạo đức.

Tuỳ theo mục tiêu đề ra của quản lý GDĐĐ mà lựa chọn nội dung quản lý cho phù hợp với kế hoạch đã định.

* Cách thức tiến hành:

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và các điều kiện khách quan, chủ quan, tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức đồn thể, cán bộ, giáo viên, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức học sinh. Sau đó các tổ chức có liên quan phải xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác giáo dục đạo đức học sinh một cách chi tiết và phải được lãnh đạo nhà trường duyệt. Việc lập kế hoạch hố là khâu vơ cùng quan trọng và có tính chất quyết định của quá trình quản lý và kế hoạch hoá cho từng giai đoạn , quyết định thành công của công tác quản lý. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phức tạp và khó khăn vì đối tượng quản lý là con người nên khi kế hoạh hố việc quản lý cơng tác này yêu cầu chúng ta phải tính tốn và quan tâm đến nhiều mặt chi phối tác động.

* Điều kiện thực hiện:

Các tổ chức liên quan đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh gồm: Giáo viên chủ nhiệm, Đoàn đội, giáo viên trực ban, trực đội, hội phụ huynh học sinh phải nắm chắc tình hình của đơn vị mình, nghiêm chỉnh thực hiên chức năng nhiệm vụ được giao đảm bảo sự phân công phân nhiệm, phân cấp, phân quyền giữa các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn một cách hợp lý để tham gia quản lý và tổ chức thực hiện việc giáo dục đạo đức học sinh một

79

cách hợp lý. Kế hoạch xây dựng phải có tính khả thi, tránh sự chồng chéo, kế hoạch phải được thông qua lấy ý kiến của cán bộ giáo viên trong nhà trường.

* Tiêu trí đánh giá:

Phải xây dựng được kế hoạch chung ( kế hoạch tổng thể) và kế hoạch cụ thể của từng đơn vị. Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả và được sự nhất trí cao trong nhà trường để quá trình thực hiện đảm bảo được tính ổn định của nó.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)